Các điểm di tích trên đường 20 Quyết Thắng nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc các xã Tân Trạch, Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hệ thống đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Bình có vị trí trọng yếu trong toàn bộ hệ thống đường Hồ Chí Minh của cả nước, bởi Quảng Bình là “cửa ngõ”. là địa bàn xung yếu và là nút chiến lược về giao thông vận tải chi viện đắc lực cho chiến trường miền Nam. Từ vùng Hương Khê (Hà Tĩnh) đến toàn bộ lãnh thổ tỉnh Quảng Bình và đặc khu Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã gắn kết thành một khu căn cứ hậu cần chiến lược vững chắc, một trung tâm liên hoàn xuất phát của hệ thống Đường Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch Phong Nha kẻ Bàng
Đường 20 Quyết Thắng – con đường được coi là đầu mối trong hệ thống Đường Hồ Chí Minh lịch sử, con đường chiến lược xuyên Việt đã đi vào lịch sử của dân tộc. Tên “đường 20” được Bộ Giao thông Vận tài và Bộ Tư lệnh Đoàn 559 đặt tên là “con đường tuổi 20”, bởi lẽ, lực lượng tham gia làm con đường này gồm bộ đội, TNXP, dân công hỏa tuyến, lực lượng tham gia “Ba sẵn sàng” hầu hết đều ở lứa tuổi 20. Đường 20 còn là con đường thể hiện ý chí quyết tâm “phá thế độc tuyến”, quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi quyết định trên mặt trận giao thông vận tải, nên con đường còn có tên là đường 20 Quyết Thắng.
Đường 20 Quyết Thắng xuất phát từ km 0 Phong Nha, vượt đỉnh Trường Sơn nối với đường 128, 129. Đường 20 được mở nhằm phá thể độc tuyến vận tải từ Bắc vào Nam, phân tán sự đánh phá, oanh tạc của địch, đồng thời tránh túi nước Xiêng Phan – nơi thường bị ngập lụt vào mùa mưa lũ. Từ khi thông tuyến, đường 20 đã góp phần to lớn trong việc phá thể độc tuyến chi viện đắc lực cho chiến trường. Chính vì thế, đường 20 bị kẻ địch phát hiện và đánh phá một cách khốc liệt, điên cuồng. Tất cả các loại vũ khí tối tân nhất đều được địch sử dụng để đánh phá, đủ các loại bom đạn dội xuống đường 20, kể cả dùng B52 rài thảm. Có thời gian địch đánh 4-5 ngày đêm tạo thành những tọa độ lửa. Mức độ đánh phá vô cùng ác liệt và với cường độ ngày càng tăng. “Mùa khô 1965 1966, địch đánh đường 12 là 87 lần, đường 20 là 102 lần. Mùa khô 1970-1971, địch đánh đường 12 là 617 lần, đường 20 là 926 lần”.
Tuy nhiên, mưa bom bão đạn của địch vẫn không ngăn nối ý chí quyết tâm của những người con yêu nước. Với phương châm “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến” và quyết tâm “Địch đánh, ta cứ đi” lớp đoàn quân, đoàn xe vẫn vượt qua đạn bom, lao ra phía trườc, kịp thời chi viện cho các chiến trường. Trong suốt 11 năm kháo sát, mở đường, chiến đấu bảo đảm giao thông, hoàn thành nhiệm vụ chi viện chiến trường trên tuyến đường 20 Quyết Thắng có 4000 đến 5000 ngàn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh và hàng ngàn thương binh trong tổng số hơn 8000 lượt cán bộ, công nhân, TNXP, bộ đội làm việc trên tuyến đường này. Đó không những là minh chứng về tính chất khốc liệt trên mặt trận giao thông vận tải, mà còn in đậm, khắc sâu biểu tượng của những tâm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Nhiều địa danh nổi tiếng trên tuyến đường 20 Quyết Thắng đã đi vào lịch sử dân tộc như huyền thoại:
Dốc Ba Thang nằm ở km 16, là nơi đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong chiến dịch “Chọc thủng Trường Sơn, mở đường thẳng lợi”. Điểm khó nhất trong việc mở đường 20 – Quyết Thắng là để có con đường đi qua Dốc Ba Thang phải san bạt hơn 10.000m núi đá, một ngọn dốc đá dựng đứng cheo leo nguy hiểm cao chứng 400m. Để chinh phục ngọn núi đá này, các chiến sĩ công binh phải ghép ba thang tre lại với nhau để leo lên đục các lỗ gắn bộc phá nên được gọi là Dốc Ba Thang.
Địa thế, địa hình của đoạn đường đi qua Dốc Ba Thang rất hiểm trở, lại ngoằn ngoèo một bên là núi đá cheo leo, một bên là suối sâu: “con đường nghễn lại rồi lượn ba vòng nhịp”, Dốc Ba Thang của tuyến đường 20 “cửa tử vượt Trường Sơn” luôn là trọng điểm đánh phá ác liệt của địch, nơi thường “ăn” bom tọa độ. Có đợt địch tập trung đanh phá liên tục hơn ba tháng ròng (từ ngày 15/7/1968 đến ngày 30/10/1968) trên cung đường từ Km12 đến Dốc Ba Thang – Km 16, làm mặt đường bị cày nát, đứt đoạn, không thể vận chuyển được. Đây là một trong những nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Dốc Ba Thang còn gắn với sự kiện bi hùng của 8 TNXP ( Hang Tám Cô) hy sinh trong hang đá tại Km 16,5, là khúc trường ca huyển thoại, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng TNXP, giao thông vận tải làm nhiệm vụ trên đường 20 Quyết Thắng.
Tổng kho NH tại Km12 đường 20 Quyết thắng là “căn cứ hậu cần chiến lược”của các chiến dịch. Binh trạm 14 sử dụng một hang đá rộng, nằm cách đường 20 khoảng 2km về phía Bắc làm nơi chứa vũ khí, khí tài, khu vực ngoài hang tập kết các khối lượng hàng không nổ, lương thực, thực phẩm. Tổng kho NH luôn tiếp nhận một khối lượng lớn hàng hóa từ hậu phương chuyển về, có lúc lên đến 4 – 5 nghìn tấn. Nằm vào vị trí chiến lược trọng yếu trên tuyến vượt khẩu đường 20, Tổng kho NH luôn trong tầm ngắm của không lực Hoa Kỳ, ác liệt nhất là những năm 1967 – 1968, đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá khốc liệt liên tục nhiều ngày đêm với chiến thuật đánh dứt điểm Km12.
Chưa đầy 4 tháng (từ ngày 06/7/1968 đến ngày 30/10/1968), máy bay Mỹ đã thả xuống Km12 tới 16.253 quả bom. Dù vậy, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại tổng kho NH vẫn luôn kiên cường, bám trụ hoàn thánh nhiệm vụ của mình, đảm bảo vũ khi, lương thực, thực phẩm an toản vượt khẩu chi viện kịp thời cho các chiến trường miền Nam, Lào.
Hang Thông tin là một hang đá cao, rộng và có chiều sâu khoảng 180m nằm ở lưng chừng núi cao so với mặt đất chừng 50 m, ở km4 đường 20, cách đường 2km về phía Nam. Trong những năm thứ 1967 – 1972, Trạm Thông tin A70 thuộc Đại đội 5, Trung đoản 134 đã sử dụng làm nơi đặt trạm máy thông tin liên lạc và sinh hoạt của Trạm. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của để quốc Mỹ, Trạm Thông tin A70 và tuyến dây trần của đơn vị phụ trách dọc đường giao liên và đường 20 quyết thắng luôn bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, nhưng với tinh thần “Tim còn đập, mạch máu thông tin thông suốt”, các cán bộ, chiến sĩ của trạm cơ vụ A70 đã anh dũng, ngoan cường không sợ hy sinh, gian khổ, bám trận địa thông tin, luôn hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững mạch máu thông tin liên lạc thông suốt.
Hang Y tá nằm ở Km18 đường 20 Quyết Thắng. Đây là nơi yên nghỉ của nữ y tá liệt sĩ Nguyễn Thị Sặng và các chiến sĩ Trường Sơm đã hy sinh tại cung đường Km 14 – Km 18 – đường 20. Y tá Nguyển Thị Sặng quê ở Phú Thọ, tỉnh Thanh Hóa, thuộc đơn vị C211-công trường 20. Trong lúc đang làm nhiệm vụ tải thương, y tá Nguyễn Thị Sáng đã lên cơn sốt rét ác tính, nhưng vì nhiệm vụ chị đã cố gắng đến hơi thở cuối cùng, để rồi chị lặng lẽ nằm lại giữa núi rừng Trường Sơn. Sự hy sinh của chị khiến cho đồng đội vô cùng tiếc thương và cảm phục.
Hang Y tá và các điểm di tích trên Đường 20 Quyết Thắng là nơi ghi dấu những nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu minh chứng cho một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và là bài học vô giá cho quyết tâm “Xẻ đọc Trưởng Sơn đi cứu nước”, cho sự hy sinh quả cảm “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm” cho sự sáng tạo đến kỷ diệu trong “chiến dịch chọc thủng Trường Sơn, mở đường thắng lợi”, trong “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”. Những bài học vô giá đó mãi mãi vẫn vẹn nguyên những giá trị thực tiễn cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Giờ đây, các điểm di tich trên đường Trưởng Sơn nói chung và tuyến đường 20 Quyết thắng nói riêng, mỗi ngày, đặc biệt là các dịp lễ kỷ niệm 30/4, 27/7, 14/11, các cựu chiến binh, thân nhân gia đình liệt sĩ và du khách trên khắp mọi miền đất nước viếng thăm, thắp nén hương thơm tưởng nhớ đồng đội, người thân, tri ân những người đã hiến dâng tuổi xuân cho Tổ quốc.
Comments
Di tích trên đường 20 Quyết thắng | Quang Binh Travel
[…] https://www.quangbinhtravel.vn/di-tich-tren-duong-20-quyet-thang.html […]