Chùa Lèn Bụt di tích lịch sử tại Quảng Bình


Di tích lịch sử Chùa Lèn Bụt tọa lạc trong một hang động đá vôi phía Bắc thôn Chùa Bụt, xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa. Ra đời vào khoảng cuối thể kỉ XIX, Chùa Lèn Bụt là ngôi chùa có kiến trúc rất đặc biệt, mang đậm những dấu ấn lịch sử văn hóa Phật giáo gắn liền với một thời kỳ lịch sử chống giặc ngoại xâm của quân và dân Cao Quing, là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân trong những ngày sóc, vọng (rằm, 30 và mùng một hàng tháng), tết cổ truyền, những ngày hội chùa với các nghi thức tôn giáo, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của nhân dân địa phương.

Xem thêm: Hang Lèn Hà Quảng Bình

Cao Quảng (Cao Mại xưa) là một xã vùng cao thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình Địa hình nơi đây chủ yếu là các thung lũng khá bằng phẳng nằm giữa các dãy núi đá vôi thấp ở phía Đông của dây Trường Sơn nên có sự đa dạng sinh học của các phân hệ động, thực vật sinh sống và hệ sinh thái núi đá vôi với nhiều hang động karst ngầm. Dưới chân núi, dòng sông Nan quanh co uốn lượn ôm lấy làng mạc trù phú trải dài hai bên bờ như một bức tranh “sơn thủy hữu tình”. Tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này những di tích và danh thắng gắn liền với một thời kỳ lịch sử khai hoang mở đất và chống giặc ngoại xâm của các thế hệ người dân Cao Quảng như Hang Tiên, Chùa Lèn Bụt, lèn Hung Cụ, Vực Môi, Vực Voi, Trại Binh, dốc Lâm Lang, trong đó Chùa Lèn Bụt là một trong những di tích mang đậm dấu ấn văn hóa tôn giáo, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương.

Những năm đầu chống Pháp, Chùa Lèn Bụt đã gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp một thời của Lãnh binh Mai Lượng trong phong trào Cần vương trên đất Quảng Bình. Sau “sự biến kinh thành Huế” (1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi xuất bôn ra vùng Tân Sở (Quảng Trị) xuống Chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân sĩ phu vêu trước cùng nhân dân đứng lên chống Pháp. Do thành Tân Sở quá gần trung tâm quân sự lớn của Pháp ở Huế, dễ bị tấn công tiêu diệt, nên vui Hàm Nghi và triều thần quyết định tiến quân ra Bắc.

Đầu tháng 9 năm 1885, sau nhiều ngày trèo đèo lội suối trên đất Lào, vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng đến được vùng Hàm Thao, gần Sơn phòng Hà Tĩnh. Biết tin vua Hàm Nghi ở lại Hà Tĩnh, quân Pháp đã tổ chức lực lượng tiến đánh để bắt nhà vua nhắm dập tắt phong trào kháng chiến. Trước tình hình đó, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng lui vào vùng Bãi Đức, Quy Đạt (vào ngày 17/10/1885) thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình để tránh giác. Từ đây, mảnh đất Quảng Bình mà cụ thể là vùng thượng lưu sông Gianh trở thành “Kinh đô kháng chiến” trong giai đoạn đầu của phong trào Cần Vương (10/1885 – 10/1888).

Hưởng ứng chiếu Cần Vương, các lãnh tụ xuất sắc đã tập hợp lực lượng, chiều mộ dân binh, lập căn cứ chống Pháp rộng khắp ở vùng miền núi phía Tây Quảng Bình. Trong số đó, nghĩa quân do Lãnh binh Mai Lượng tập hợp chiêu mộ đã chọn vùng đất Cao Mại ở thượng nguồn rào Nan (thuộc Cao Quảng ngày nay) làm căn cứ chính để đóng quân. Dựa vào vị trí địa hình rừng núi, hang động hiểm trở, ông đã chọn Động Cáo, Động Mệ ở phía Nam, hạ ngầm khe Cái, Chùa Lèn Bụt phía Tây làm nơi luyện tập cho binh sĩ, đúc rèn và cất giấu vũ khí, gươm đao. Với địa thế này, ông đã chỉ huy quân lính phát triển mạnh lối đánh du kích gây nhiều tổn thất cho quân địch, sát cánh cùng nghĩa quân Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân… ngăn chặn bước tiến của quân Pháp, bảo vệ đại bản doanh của vua Hàm Nghi.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chùa Lèn Bụt là địa điểm bí mật, an toàn được chọn làm nơi sơ tán một số căn cứ cách mạng quan trọng của cơ quan Tỉnh đội Quảng Bình và Huyện đội Bố Trạch. Trong những năm 1938 – 1945, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng tham gia cách mạng, Chùa Lèn Bụt được các đồng chí tiền khởi của chi bộ Lê Trực chọn làm nơi hội họp, bàn bạc những vấn đề quan trọng. Từ năm 1946 – 1947, Chùa Lèn Bụt được cơ quan bưu điện huyện Bố Trạch do đồng chí Dấn phụ trách chọn đặt trụ sở làm nhiệm vụ đảm bảo mạch máu liên lạc phục vụ chiến đấu. Cơ quan binh xưởng của Tinh đội Quảng Bình cũng chọn Chùa Lèn Bụt làm nơi chế tạo, cất giấu vũ khí phục vụ kháng chiến. Năm 1947 – 1948, nhằm đảm bảo bí mật cứu thương cho bộ đội, trạm y tế tiền phương của Trung đoàn 18 do bác sĩ Trần Văn Giảng quê ở huyện Quảng Ninh phụ trách đã về đóng tại đây.

Đặc biệt, nơi đây đã ghi dấu chiến công của lực lượng cách mạng và nhân dân Cao Quảng đã mưu trí, dũng cảm phục kích, bắt gọn toán biệt kích gián điệp nhảy dù của Mỹ – Ngụy ngày mồng 6 tháng 12 năm 1963, góp phần bảo vệ vững chắc các cơ sở cách mạng quan trọng trên địa bàn.

Cũng trong thời gian này, nhằm đảm bảo bí mật cho cơ sở hoạt động cách mạng Chùa Lèn Bụt được đổi tên thành Hang Dơi- đây là mật khẩu của Binh trạm 19 của tuyến vận tài chiến lược Đoàn 559. Với diện tích khá rộng. Chùa Lèn Bụt cũng đã đón hàng trăm lượt người cả bộ đội lẫn người dân vào trú bom, Nơi đây cũng được chọn làm nơi tổ chức các hội nghị quan trọng tập trung đông người, làm lễ tiễn đưa con em lên đường chiến đấu, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ như chiếu phim, biểu diễn văn nghệ phục vụ bộ đội và dân địa phương trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Kiến trúc Chùa Lèn Bụt rất đặc biệt, khác hẳn với đa số kiến trúc chùa ở Việt Nam bởi nó hoàn toàn dựa vào hình dáng kiến tạo của lòng hang động đá vôi, khi dựng chùa có xây thêm bình phong, bia và phần điện thờ bằng đá và vôi vữa. Theo các cụ cao niên kể lại, khi cất dựng chùa, trong làng đã cử người đi tìm rước thợ tạc tượng giỏi từ làng Hóa Ninh Quảng Trạch) về dựng chùa ở vực Bụt giữa dòng rào Nan và chọn những cây gỗ mít to tạc nên nhiều pho tượng Phật, như bộ tượng Tam thể Phật A Di Đà, Thích Ca, Di Lặc), bộ tượng Di Đà Tam Tôn (A Di Đà. Quan Thế Âm, Đại Thế Chí), và hai tượng Kim Cương (Phật thiện, Phật ác), sau này chùa thỉnh thêm tượng Cửu Long sơ sinh bảng đồng về thờ.

Chùa Lèn Bụt dùng trong một hang động có ba cửa: Cửa chính ở phía Nam là nơi dựng điện thờ Phật; hai cửa còn lại ở phía Đông và phía Bắc đi lại khó khăn hơn. Qua cửa hang chính là đến phần điện thờ, gồm có ba bàn thờ, mỗi bàn thờ có ba bậc thờ được xây bằng đá và vôi. Bàn thờ chính giữa có ba bậc thờ là nơi thờ bộ tượng Phật tam thể (A Di Đà, Thích Ca, Di Lặc); hai bàn thờ bên trái và bên phải là nơi thờ các Vị thần linh. Phía trước, chính giữa điện thờ có một bình phong (nội án) xây bằng gạch đá và vôi vữa, có khắc vẽ biểu tượng của linh vật và trang trí những họa tiết hoa văn. Cuối điện thờ có xây một bức tường làm chỗ dựa cho tượng Phật và tượng thần, trên đó có vẽ các linh vật nhằm trấn trị quỷ dữ xâm nhập vào chùa, bảo vệ Phật và Bồ tát cùng các vị hiền nhân khiến chùa luôn được thanh tịnh, linh thiêng. Trên chóp đỉnh của hang chùa có một lỗ thủng hình tròn nhìn thấy được ánh sáng mặt trời.

Ngày khánh thành chùa, làng đã mở hội ba ngày, ba đêm và làm lễ rước tượng Phật vào thờ tại điện thờ. Chùa được lập nên, làng đã cử ông sãi chuyên trông coi nhang khói. Vào ngày rằm tháng bảy âm lịch hàng năm, làng tổ chức lập đàn cúng tế, tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân, cầu siêu cho những oan hồn bị đọa đày, và cầu phúc cho dân làng được ấm no, bình an. Và cứ ba năm một lần, người dân trong làng tổ chức lễ chùa gọi là Lễ sự lề theo hình thức cúng chay tại chùa. Chùa hoạt động được vài chục năm, khoảng những năm đầu của thể kỉ XX, một Hòa thượng có tục danh là Hoàng Văn Áp, quê xã Quảng Thủy huyện Quảng Trạch, sau nhiều năm vân du huấn đạo đã về Cao Quảng tôn tạo lại chùa và trụ trì ở đây.

Chùa Lèn Bụt được lập dựng trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc, khó khăn thiếu thốn nhiều bề nhưng điện thờ trong chùa vẫn uy nghiêm, trang trọng. Nằm trong lòng hang động giữa bạt ngàn đồi núi, bao quanh là cây cối um tùm, chùa Lèn Bụt như một chốn thanh tịnh hợp với những ai muốn tu thiền hướng đạo.

Dấu tích chùa Lèn Bụt hiện nay
Dấu tích chùa Lèn Bụt hiện nay

Trải qua quá trình lịch sử cùng những biến động xã hội, ngôi chùa đã bị xuống cấp, dấu tích hiện tại là bình phong, bia và điện thờ với ba bàn thờ Phật còn rất rõ. Những hiện vật có trong di tích Chùa Lèn Bụt như đồ thờ cúng, tượng Phật đã bị thất lạc nhiều, chỉ còn lại hai tòa sen, một kệ thở bằng gỗ dùng để đặt thờ tượng Phật và chiếc trống đại được đục tạo từ một thân cây gỗ lớn.

Để có cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo, ngày 24 tháng 12 năm 2013, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 3188/QĐ-UBND, xếp hạng di tích lịch sử đối với Chùa Lèn Bụt, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa Phật giáo trong tiến trình hội nhập và phát triển văn hóa dân tộc, đồng thời để giáo dục cho người dân, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống lịch sứ, văn hóa của thế hệ cha ông trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, cùng nhau xây dựng quê hương giàu mạnh.

Mong rằng trong tương lai Chùa Lèn Bụt sớm được phục dựng lại để trở thành điểm du lịch tâm linh và khám phá phục vụ du khách đến Du lịch Quảng Bình

Comments

Ghép tour Quảng Bình

Tìm tour