Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một thắng cảnh thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cho mảnh đất Quảng Bình. Một mảnh đất gắn liền với những chiến tích anh hùng lịch sử. Nơi đây, sự giao hoà của rừng nguyên sinh và sông Son, cùng với động khô và động nước tạo nên một bức tranh thuỷ mặc làm say lòng người. Phong Nha – Kẻ Bàng đã được tổ chức văn hoá thế giới UNESCO 2 lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ngày 5/7/2003 và 2015.
Đây cũng là nơi có hang Sơn Đoòng hang động lớn nhất thế giới, cùng hàng trăm hang động lớn nhỏ nổi tiếng như Động Phong Nha, Động Thiên Đường.
Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng được đặt tên theo động Phong Nha, động đẹp nhất, được mệnh danh là đệ nhất động, bao gồm các kiến tạo đá kỳ vĩ và núi Kẻ Bàng.
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm tại huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây; cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ đường biên giới của vườn quốc gia này.
Diện tích: 123.326 ha, gồm 03 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (100.296 ha); phân khu phục hồi sinh thái (19.619 ha); phân khu hành chính dịch vụ (3.411 ha).
Vùng đệm có diện tích 219.855,34 ha thuộc 13 xã (gồm các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa, Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa; các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch thuộc huyện Bố Trạch và xã Trường Sơn thuộc huyện Quảng Ninh).
Trước khi trở thành Vườn Quốc Gia, đây là Khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích 50km2, do chính phủ Việt Nam quyết định thành lập ngày 9 tháng 8 năm 1986. Năm 1991, diện tích khu bảo tồn tăng thêm 41,132 ha.
Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Vườn Quốc gia với diện tích 85,754 ha với 3 phân khu chính:
Vào tháng 7/2003, Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng chính thức được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với 2 tiêu chí địa chất và địa mạo. Ngày 03/07/2015 Vườn quốc gia Phong Nha Bàng vinh dự được Unesco công nhận di sản Thiên nhiên thế giới lần thứ 2 với tiêu chí đa dạng sinh học – sinh thái.
Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có khí hậu nhiệt đới, nóng và ẩm. Nhiệt độ hàng năm bình quân giao động khoảng từ 23 đến 25 °C, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè là 41 °C và thấp nhất là 8 °C vào mùa đông. Các tháng có thời tiết nóng nhất trong năm là từ tháng 6 đến than 8, với nhiệt độ trung bình là 28 °C, nhiệt độ thấp nhất rơi vào các tháng từ tháng 12 đến tháng 2, với mức bình quân vào khoảng 18 °C. Lượng mưa hàng năm từ 2,000 mm đến 2,500 mm, và 88% lượng mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12. Độ ẩm bình quân hàng năm là 84%.
Bằng chứng về sự sinh sống của con người ở Phong Nha – Kẻ Bàng đã được tìm thấy trong một số hang động, ví dụ như sọ người và những đồ vật do con người làm ra. Năm 1899 một người truyền giáo người Pháp đã phát hiện ra những ký tự chữ tượng hình cổ của người Chăm-pa ở động Phong Nha.
Sau khi phát hiện ra các đồ gốm sứ mang kiểu dáng Chăm-pa, bình đất, tượng đá và tượng Phật trong động Phong Nha vào năm 1995 do Viện Khảo cổ Việt Nam đã cho rằng hang Bi kí có thể là nơi sinh sống của người Chăm từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 11 (vương quốc Chăm-pa tồn tại 904 năm từ năm 192 – 1096).
Vào đầu thế kỷ 19, một ngôi đền đã được xây dựng ngay tại lối vào của động Phong Nha nhằm thờ thần Động và người dân địa phương thường tổ chức lễ hội hàng năm để cầu mưa và mùa màng tươi tốt.
Hiện nay, có khoảng 450 đến 500 người sinh sống trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng và 50.000 người sống trong vùng đệm.
Phần lớn người dân sống trong vùng đệm thuộc nhóm dân tộc thiểu số Vân Kiều ( Vân Kiều, Trìa, Khùa, Ma Coong), và dân tộc Chứt ( Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng).
Mỗi dân tộc thiểu số đều có các đặc điểm văn hóa riêng như săn bắt, hái lượm hay các hoạt động truyền thống khác như hội giết trâu, hội đập trống, hội cầu mùa, dự hội người ta uống rượu cần.
Trong chiến tranh chống Mỹ, rất nhiều nơi, nhiều hang động trong khu vực Phong Nha–Kẻ Bàng là căn cứ vững chắc của Quân đội miền bắc Việt Nam, bao gồm phà Xuân Sơn, phà Nguyễn Văn Trỗi, Đường 20, ngầm Trạ Ang, hang Tám cô, các kho dự trữ ở các động thuộc hai huyện Tuyên Hóa và Minh hóa.
Động Phong Nha là địa điểm quan trọng để giấu vũ khí, lương thực, trang thiết bị, hang Bi Kí được dùng làm bệnh viện dã chiến. Lối vào động bị thả bom năm 1968 và vẫn còn dấu tích trước động cho đến ngày nay.
Du lịch ở Phong Nha Kẻ Bàng đã được khai thác từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, thời đó dịch vụ còn đơn giản và chỉ phục vụ một số ít các nhóm khách là người giàu có hoặc cán bộ cao cấp của quân Pháp. Trong chiến tranh chống Mỹ, các hoạt động du lịch bị ngưng trệ và lại được khai thác trở lại sau khi đất nước thống nhất. Công nghiệp du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng được mở rộng từ năm 1995. Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là một trong số những điểm du lịch nổi bật ở Việt Nam với các hoạt động như các tour tham quan hang động, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm cuộc sống địa phương –homestay, du lịch lịch sử.
Hiện nay rất nhiều tour du lịch Phong Nha Kẻ Bàng được mở ra và khai thác khách du lịch. Như Hang Sơn Đoòng hang động lớn nhất thế giới được đưa vào khai thác du lịch. Nhiều hang khác như Động Thiên Đường, Hang Én, hay Sông Chày Hang tối được đưa vào khai thác Du lịch.
Vị trí của động Phong Nha rất thuận lợi cho du khách cả nước tham quan vì từ miền Bắc vào hay từ miền Nam ra đều phải đi qua huyện Bố Trạch. Từ thành phố Đồng Hới đến ngã ba Hoàn Lão, bạn rẽ theo đường tỉnh lộ số 2 chạy theo hướng Tây Bắc. Đi tiếp 16km sẽ tới bờ sông Son, bạn xuống thuyền để tới Phong Nha. Sóng dập dềnh, cảnh vật đôi bờ lặng ngắt như tờ, lác đác những nếp nhà đơn sơ của dân làng, vài con trâu tha thẩn gặm cỏ.
Động Phong Nha, dài 7.729 mét, có 14 hang, có dòng sông ngầm dài 13.969 mét mới lung linh kỳ ảo và rực rỡ nhất. Cửa động cao khoảng 10 mét, rộng 25 mét. Từ phía trên, nhũ đá nhỏ xuống trông như những giọt sương khổng lồ đang tan chảy… Động Phong Nha có hai phần: động khô và động nước. Động khô nằm ở độ cao 200m, theo các nhà địa lý học, từ xa xưa dòng sông ngầm đã cạn nước, chỉ còn lại những vòm đá trắng và cột đá xanh ngọc bích.
Các thạch nhũ trong động Phong Nha trải qua hàng triệu năm kiến tạo từ đá vôi dạng karst, bị nước mưa thẩm thấu, hoà tan và chảy xuống từ nóc hang tạo thành những nhũ đá vô cùng lạ mắt như sư tử, ngai vàng, Đức Phật… Nước mưa tiếp tục rơi xuống đáy hang, kết canxi tạo ra măng đá. Những phiến đá, măng đá, nhũ đá, sông ngầm muôn hình muôn vẻ lung linh kỳ vĩ. Dường như Phong Nha là nơi hội tụ tất cả vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của thiên nhiên và là nơi trí tưởng tượng được thăng hoa nhất.
Tháng 4 – 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha – Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất:
Khoảng 460 triệu năm về trước, Phong Nha – Kẻ Bàng vẫn còn nằm dưới đáy biển. Một trong số khoảng hơn 70 khoáng chất hòa tan trong nước biển là canxi, kết hợp với một khoáng chất hòa tan khác là cac-bon để tạo thành một khoáng chất mới gọi là “can-xi-các-bô-nát” có đặc tính hòa tan thấp hơn hai nguyên tố ban đầu. Các tinh thể này lắng xuống đáy biển và tạo ra một địa tầng bùn đen bao phủ bề mặt đáy biển.
Tất cả đá vôi được tích tụ dưới biển theo từng lớp được tách biệt bởi ‘các mặt phân lớp’ – là phần giữa nơi mà hai lớp đá vôi gặp nhau, lớp nọ ở trên lớp kia. Chúng có thể có chất lượng gần giống nhau nhưng với phần yếu ở giữa hai lớp thường được tạo ra do sự thay đổi hóa học trong môi trường nước nơi mà nó hình thành. .
Ví dụ: trong vòng một triệu năm Canxi cacbonat từ từ lắng động xuống đáy biển và 2 mét độ dày của Canxi cacbonat được hình thành.
Một ngọn núi lửa phun trào và tro tàn của núi lửa trôi xuống biển và lớp tro tàn đó lắng động xuống đáy biển sau đó tạo ra một lớp mỏng ở trên lớp bùn Canxi cacbonat
Sau đó thêm 1 triệu năm nữa, 2 mét độ dày của Canxi cacbonat lại tiếp tục lắng động ở trên và có tổng cộng 4 mét của lớp Canxi cacbonat.
Nhưng ở giữa đó là một lớp rất nhỏ của rất nhiều chất khác. Thậm chí là, nó bị nén hay bị thay đổi theo phương diện hóa học và lớp tro tàn lắng động đó biến mất, nhưng để lại phía sau đó là phần yếu giữa hai lớp – gọi là mặt phân lớp. Lớp đó có thể chỉ dày khoảng vài centimet hay nó có thể dày 10 mét thùy thuộc vào điều kiện cuả nước biển thay đổi trong khi quá trình đá vôi đang được tích tụ. .
Đá vôi rất giòn và vì thế khi nó được nâng lên hay hạ xuống hay di chuyển sang hai bên bởi lực đẩy mà hình thành hành tinh của chúng ta, nó phát triển các khe nứt thẳng đứng được gọi là các khớp nối và thỉnh thoảng sự di chuyển còn tạo ra các phân lớp phẳng tách các mặt phân lớp. các khớp nối và các mặt phân lớp tách biệt tạo ra các lối đi mà cho phép sự di chuyển nhanh chóng của nước vào trong các khối đá mà dễ bị hòa tan.
Nước chảy trong đá vôi và hơn nữa nó hòa tan, mở rộng các lối đi này và thay đổi từ các hình ống nhỏ cho đến các hành lang lớn khoảng đường kính 30 mét và hơn thế – và tất cả được bao phủ bởi dòng nước chảy trong nó
Khi vùng đất bằng phẳng được từ từ nâng lên bởi lực kiến tạo và đá vôi được kiến tạo nghiêng và đặt vào thời kỳ phong hóa và hơn nữa là quá trình đứt gãy, các hành lang hang động đã hình thành được rút hết nước và những cái mới được hình thành.
Các cửa của các hành lang hang động được đặt ra ngoài Trái đất và một hang động được hình thành.
Nó không phải là một quá trình đơn giản mà nó xảy ra trong một thời gian rất dài mà có rất nhiều các hiện tượng khác cũng đang xảy ra
Sự phát triển của hang động khi mà nó được bao phủ bởi nước tạo ra một dãy các hình thù và đặc điểm có thể đoán trước được, phụ thuộc vào chất lượng riêng biệt của chính đá vôi, các hình thù của các khớp nối và mặt phân lớp, phụ thuộc vào chất lượng, số lượng và tốc độ của dòng nước
Trong đá vôi cứng, các hình thù đặc trưng của sự phát triển dưới mực nước là những mặt nằm ngang dài, những hành lang hình ống với mặt tường hang động rất nhẵn được hình thành bởi dòng nước chảy nhanh theo các khớp nối và các mặt phân lớp thẳng hàng.
Dòng nước chảy để lại phía sau nó là những hình thù gọi là hoa hình sò điệp khi nó hòa tan đá vôi.
Nếu các hình hoa văn đó nhỏ thì nó cho chúng ta biết rằng dòng chảy của nước là rất nhanh và hướng dòng chảy có thể được xác định vì các hình hoa văn này thường sâu hơn ở cuối dòng chảy.
Các hình thù cuả các khớp nối và mặt phân lớp có thể còn tạo ra các lối hang động uốn lượn mà được mở rộng lên, xuống hay sang hai bên và thông thường có các hình thù lồi lõm như được chạm khắc của đá vôi được hình thành lơ lửng trên trần hang động, mọc ra từ sàn hang động hay được gắn hai bên tường hang động
Trong suốt một thời gian dài mà nó cần để hình thành hang động thì sự thay đổi của thời tiết, sự di chuyển của các vùng đất bằng phẳng và sự xói mòn của dòng sông dẫn đến sự thay đổi của mực nước ngầm nơi mà hang động đang được hình thành
Khi đất liền bị sụt xuống, mực nước được dâng lên và tốc độ của dòng nước chảy trong đá vôi chậm hơn hay dừng hẳn và các hình dáng kỳ lạ được hình thành khi mà dòng nước chảy tĩnh ngẫu nhiên ăn mòn các bề mặt của đá vôi.
Nhưng khi đất liền được nâng lên, mực nước rút xuống và tốc độ của dòng chảy tăng dần cho đến khi hang động hoàn toàn rút hết nước và một giai đoạn khác của quá trình hình thành hang động được bắt đầu
Khi hang động được phủ kín bởi nước đến trần động thì một phần của trần động được chống đỡ bởi nước, nhưng khi nước rút hết, sự chống đỡ đó mất đi và những hành lang hang động rộng bị sụp đổ xuống sàn hang động phá vở hình dáng ban đầu của hang động
Một phần trong sự phát triển hang động được gọi là sự sụp đổ trần hang động, trần phẳng của hang động là phần yếu của hang. Nếu trần hang động phẳng và rộng thì phần trung tâm của trần hang đó – một lớp của đá vôi – sẽ bị rơi xuống hang động đặt vào đáy của lớp kế tiếp.
Ở những vùng có lượng mưa lớn, nước có thể tiếp tục chảy và hòa tan những mảng đá bị đổ để hình thành các khoang hang động lớn được nối bởi các hành lang hang động được tạo hình giống lổ khóa nơi mà dòng sông đang chảy hòa tan đá vôi chỉ từ sàn hang động và phần tường thấp hơn của các hanh lang hang động
Lớp này tiếp lớp khác bị sụp đổ nếu các lớp quá mỏng để có thể chống đở chính nó, cho đến khi hang động có hình mái vòm. Hay lớp đá vôi trên cùng bị rơi xuống tạo ra một lòng chảo sụp đổ.
Chất lượng của đá vôi, độ dày của các lớp và độ nghiêng trong suốt quá trình nâng lên, tất cả làm tăng thêm sự đa dạng về kích cở và hình dáng của các hang động trong đá vôi.
Rất nhiều sinh vật biển khác cũng lấy can-xi và các-bon từ nước biển để tạo thành những tấm vỏ bảo vệ vững chắc, khi những sinh vật này chết đi, vỏ sò của chúng cũng lắng lại dưới đáy biển.
Lớp bùn đen ngày càng dày hơn và nặng hơn, kết dính các tinh thể can-xi-các-bô-nát và vỏ sò. Lớp đá trầm tích này được gọi là đá vôi.
Trong khoảng từ 460 đến 50 triệu năm trước, sự kiến tạo địa chất mạnh mẽ hình thành vỏ trái đất đã đẩy những lớp trầm tích Phong Nha Kẻ Bàng qua một quá trình nâng lên, hạ xuống rồi cuối cùng nhô lên khỏi đáy biển. Đây là một quá trình phức tạp, mà con người còn chưa hiểu rõ, nhưng chúng ta chắc chắn rằng khoảng 50 triệu năm trước, khu vực này đã được nâng lên khỏi đáy biển, mưa lớn thấm vào và xói mòn khối núi đá vôi tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ và hệ thống hang động kỳ bí tại Vườn quốc gia Phong Nha Phong Nha – Kẻ Bàng ngày nay.
Sinh học nói đến các sinh vật sống và đa dạng có nghĩa là nhiều loài, do đó, thuật ngữ Đa dạng sinh học nghĩa là có nhiều sinh vật sống.
Tất cả các sinh vật sống đều phụ thuộc vào môi trường xung quanh, bao gồm những yếu tố sống và không sống. Sự kết hợp của những yếu tố sống và không sống đó tạo thành một quần xã sinh vật.
Có các quần xã thủy sinh vật (sinh vật biển và nước ngọt) và quần xã sinh vật trên cạn (sa mạc, rừng, đồng cỏ), mỗi quần xã sinh vật có nhiều hệ sinh thái khác nhau, các sinh vật thuộc hệ sinh thái thích nghi với từng sự biến đổi về khí hậu, môi trường riêng trong quần xã.
Trong quần xã sinh vật rừng, có nhiều kiểu rừng.
Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bàng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Trong con mắt của những vị du khách du lịch, những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng “Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của người nông dân thuần kiết hơn là nhìn nhân du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính. Ðiều này càng làm cho Phong Nha thêm hấp dẫn khách du lịch”.
Netin Travel
Comments