Thành cổ Quảng Trị di tích đặc biệt Quốc gia


Thành cổ Quảng Trị nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị các đường quốc lộ 1A khoảng 2km. Thành cổ Quảng Trị được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt. Quảng Trị được cả nước và thế giới biết đến nhiều nhất qua cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Di tích đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị
Di tích đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị

Những địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc như “Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải” gắn với nổi đau chia cắt đất nước. Thành Cổ Quảng Trị gắn với cuộc chiến đấu chống phản công, tái chiếm Quảng Trị 81 ngày đêm năm 1972. Cầu treo Bến Tắt, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn… gắn với Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyền thoại; địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh gắn với cuộc chiến bảo vệ quê hương…

Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch Quảng Trị cập nhật mới nhất

Cổng vào Thành Cổ
Cổng vào Thành Cổ

Về Thành Cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị là một công trình thành lũy quân sự và là lỵ sở cai trị của Nhà Nguyễn trên địa hạt Quảng Trị. Ðây cũng là trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị thời thuộc Pháp và thời chính quyền miền Nam. Trong cuộc tổng tấn công giải phóng Quảng Trị năm 1972, Thành cổ là nơi được cả thế giới biết đến bởi những chiến công hiển hách, những tấm gương hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã Quảng Trị 81 ngày đêm lịch sử.

Vị trí địa lý

Thành cổ Quảng Trị tọa lạc trên địa phận thuộc các làng Thạch Hãn và Cổ Vưu. Phía Tây đươc ngăn cách bởi sông Thạch Hãn, phía Bắc được bao bọc bởi sông Vĩnh Ðịnh. Hai phía Ðông và Nam là vùng dân cư và đồng bằng Triệu Hải. Từ Thành cổ có thể đi vào Nam, ra Bắc bằng đường sông, đường biển, đường bộ đều thuận tiện. Do có vị trí thuận lợi nên trải qua nhiều thời kỳ, thành Quảng Trị luôn được coi là nơi đắc địa nhất của Quảng Trị hội đủ các điều kiện địa lý, lịch sử để trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn vùng.

Kiến trúc thành cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị là một tòa thành có cấu trúc hình vuông theo kiểu Vauban. Bộ phận kiến trúc chính tạo ra diện mạo tổng quát của thành Quảng Trị là cấu trúc phòng thành. Nội thành là những công trình mang các chức năng khác nhau liên quan đến một trung tâm hành chính được xây dựng và bố trí theo quy cách chung. Bao xung quanh là hệ thống hào thành. Dưới thân thành có đường phòng hộ. Trước mỗi cửa thành đều có một chiếc cầu xây vòm cuốn bắc qua hào thành nối bên trong với bên ngoài. Chiều dài của tường thành tính từ mép ngoài và ở 4 góc pháo đài là 1.040m.

Từ đó, chu vi toàn thành sẽ là 2.160m (1040m + 1120m) Tổng diện tích toàn bộ thành Quảng Trị là 18,56ha. Thành có chiều cao 4,30m. Chính giữa 4 mặt thành có cổng: Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây bằng gạch với lối kiến trúc vòm cuốn (rộng 3,4m), cửa bằng gỗ lim dày, bên trên có vọng lâu mái cong lợp ngói âm dương.

Các hào trong Thành
Các hào trong Thành

Nội thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho việc ở và làm việc của các cơ quan công đường thuộc bộ máy hành chính của tỉnh Quảng Trị. Công trình trọng yếu trước hết phải kể đến là hành cung, Phía sau hành cung là những cơ quan công đường, nơi ở và làm việc của các quan lại thuộc bộ máy hành chính đứng đầu tỉnh như: dinh Tuần phủ, dinh Án sát, dinh Bố chính, dinh Lãnh binh, nhà Kiểm học, trại quân, nhà bếp, nhà kho, khám đường, ngục thất. Các công trình này đều được xây dựng theo mô thức kiến trúc kiểu nhà rường thời Nguyễn với bộ khung gỗ chịu lực, mái lợp ngói liệt, xung quanh xây tường gạch hoặc che ván gỗ.

Cửa sau Thành cổ
Cửa sau Thành cổ

Có thể nói vị thế của thành Quảng Trị dưới thời Nhà Nguyễn và những giai đoạn tiếp sau giữ vai trò của một Trung tâm hành chính hơn là một công trình phòng thủ quân sự. Tại đây, hơn 160 năm dưới thời quân chủ là cơ quan đầu não của bộ máy chính quyền địa phương đại diện cho triều đình Huế thực hiện các quyền quản lý và điều hành tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn địa hạt. Ðây cũng chính là nơi đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng được lưu ý.

Cầu Hiền Lương di tích lịch sử đặc biệt

Sự thật về trận chiến thành cổ Quảng Trị

Trong cuộc chiến đấu ác liệt chống phản kích để bảo vệ thị xã Quảng Trị suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ quân giải phóng với lực lượng lớn quân địch từ ngày 28/6/1972 đến 16/9/1972. Thành Cổ Quảng Trị đã đi vào lịch sử một trang vàng chói lọi trước sự kính phục của nhân dân thế giới và niềm tự hào của dân tộc ta.

Mỗi mét vuông đất mà các chiến sỹ ta dành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu
Mỗi mét vuông đất mà các chiến sỹ ta dành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu

Trận chiến thành cổ Quảng Trị

Cuộc tiến công chiến lược mùa xuân 1972 của bộ đội chủ lực quân giải phóng chỉ trong vòng hơn một tháng (30/3/1972 – 1/5/1972) đã đập tan tuyến phòng thủ chiến lược mạnh nhất của Mỹ – ngụy, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị. Đây là đòn quyết định thắng lợi trên bàn Hội nghị Paris. Trận chiến thành cổ Quảng Trị ác liệt báo chí nước ngoài gọi thành cổ Quảng Trị cối xay thịt.

Ðể thực hiện kế hoạch chiếm lại tỉnh Quảng Trị mà trước hết là thị xã Quảng Trị, Mỹ ngụy tiến hành một cuộc hành quân lấy tên là “Lam Sơn 1972” với dự định trong vòng từ cuối tháng 5/1972 đến giữa tháng 7/1972 sẽ cơ bản chiếm xong. Chỉ trong vòng 40 ngày, địch đã ném xuống thị xã Quảng Trị và vùng ven 8 vạn tấn bom, bằng số bom sử dụng trong một tháng cao điểm trên toàn bộ chiến trường Châu Phi hồi chiến tranh thế giới thứ hai.

81 ngày đêm thành cổ Quảng Trị

Sau 81 ngày đêm thành cổ Quảng Trị chiến đấu oanh liệt, đánh địch phản kích tại Thành Cổ/thị xã Quảng Trị, quân và dân Quảng Trị đã vượt qua mọi khó khăn, bền bỉ chiến đấu, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, gan góc, táo bạo, dũng cảm, mưu trí, lần lượt bẻ gãy các cuộc tấn công của địch. Chiến công ở Thành cổ Quảng Trị đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng đầy máu và lữa. Nghĩ đến Thành cổ, chúng ta nghĩ đến mảnh đất rực lữa chiến công và sự hy sinh cao quý của quân và dân Quảng Trị anh hùng.

Trận chiến thành cổ
Trận chiến thành cổ Quảng Trị

Do phải gánh chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ trong chiến tranh nên từ sau ngày đất nước giải phóng, Thành cổ chỉ còn dấu tích của một vài đoạn tường thành loang lỗ vết đạn; các cổng thành đã bị đánh sập; các công trình bên trong nội thành đã bị hoàn toàn bị phá hủy.

Nếu bạn cần thêm thông tin có thể tìm hiểu video 81 ngày đêm thành cổ Quảng Trị tại đây

Bảo tàng thành cổ Quảng Trị

Di tích đã được Bộ Văn hóa Thể thao xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 235/QÐ-VH ngày 12 tháng 12 năm 1986 và là di tích thuộc danh mục đặc biệt quan trọng của quốc gia.

Bảo tàng Thành Cổ với nhiều hiện vật chiến tranh
Bảo tàng Thành Cổ với nhiều hiện vật chiến tranh

Từ tháng 2/1992, Thành cổ đã được Bộ Văn hóa Thông tin đầu tư tôn tạo để xây dựng nơi đây thành một công viên tưởng niệm bao gồm các hạng mục: đài tưởng niệm trung tâm, trùng tu cổng tiền, kè lại hệ thống hào thành, trồng dừa, cây bóng mát để tạo cảnh quan.

Từ năm 1997, công cuộc trùng tu, tái thiết di tích Thành cổ ngày càng được được đẩy lên ở mức độ cao hơn. Ðến nay, di tích Thành cổ đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính trong chương trình tôn tạo như: đài tưởng niệm trung tâm, nhà Bảo tàng Thành cổ và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm, bia tưởng niệm sinh viên hy sinh tại Thành cổ…

Các khu phục dựng dưới dạng trưng bày bảo tàng ngoài trời như: khu ghi dấu về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm, khu phục dựng Thành cổ nguyên sinh, khu trưng bày Bảo tàng và khu công viên văn hóa đã và đang quy hoạch và lần lượt xây dựng. Hiện di tích Thành cổ đang được quản lý, bảo vệ tốt và đang phát huy có hiệu quả trong việc tham quan du lịch, góp phần nâng cao giá trị giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước nồng nàn cho nhiều thế hệ. Thành cổ Quảng Trị máu và hoa đang là điểm hẹn truyền thống của mọi thế hệ người Việt Nam.

Xem Tour Du lịch Quảng Trị 1 ngày

Bia chiến tích sinh viên

Xây dựng năm 2002, nằm ở góc Đông Bắc, bên trong thành, để ghi nhớ và tưởng niệm những người lính học sinh, sinh viên đã hy sinh trong cuộc chiến.

Tour Đêm Thành Cổ trải nghiệm mới

Với việc trang bị hệ thống chiếu sáng tại thành cổ, các doanh nghiệp Du lịch tại Quảng Trị đã xây dựng tour đêm Quảng Trị khám phá thành cổ. Trong chương trình Tour thành cổ vào ban đêm du khách được nghe những câu chuyện từ các Hướng dẫn viên tại điểm kể về cuộc chiến và nhưng câu chuyện cảm động. Đặc biệt du khách được thả đèn hoa đăng trên Sông Thạch Hãn để tri ân các anh hùng liệt sĩ và cầu mong hạnh phúc bình an.

Trải nghiệm Tour Thành cổ Quảng Trị vào ban đêm
Trải nghiệm Tour Thành cổ Quảng Trị vào ban đêm

Một số câu hỏi thường gặp về Thành cổ Quảng Trị

Cuộc chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị diễn ra trong thời gian bao lâu?

Trận chiến kéo dài trong suốt 81 ngày đêm, sau khi liên tiếp đưa vào các đơn vị bộ binh cũng như sử dụng hỏa lực bom đạn cực kỳ lớn, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã thành công trong việc tái chiếm lại Thành cổ nhưng vẫn không thể giành lại nửa Bắc của tỉnh Quảng Trị

Trận thành Cổ quảng trị hi sinh bao nhiêu người

Báo quân đội nhân dân ra ngày 9/8/1972 có viết “Mỗi mét vuông đất mà các chiến sỹ ta dành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu”. Theo thống kê, 80% chiến sỹ của ta đã hi sinh do sức ép của bom đạn, dù đang ngồi trong hầm cũng vỡ máu mũi, máu tai mà hi sinh.

Tại sao phải giữ thành cổ quảng trị

Giữ Thành Cổ Quảng Trị trong chiến dịch đánh phản kích 81 ngày đêm, khi một giải pháp có tính chất quyết định cho cuộc chiến tranh Việt Nam đang đi đến hồi kết trên bàn đàm phán Pari, thì nó thực sự có ý nghĩa sống còn cho cả hai phía. 

Tổng hợp

Comments

Ghép tour Quảng Bình

Tìm tour