Đối với những người chưa đi máy bay nhiều thì việc đi máy bay lần đầu hay thậm chí lần thứ 2, thứ 3 vẫn cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn khi xuống sân bay.
Cơ thể của bạn sẽ bị mệt mỏi vì rối loạn nhịp độ sinh hoạt do sự thay đổi về khoảng cách thời gian. Điều này sẽ làm cho bạn dễ bị nhức đầu, mất ngủ… thậm chí bị đầy bụng do chế độ ăn uống không hợp lý.
Để tránh những rối loạn này, bạn có thể tham khảo những thông tin sau:
+ Nên đi ngủ sớm hơn một giờ nếu đi du lịch về hướng Đông. Và đi ngủ chậm hơn một giờ nếu đi du lịch về hướng Tây.
+ Trước khi đi ba ngày nên ăn nhiều protein như thịt, phô mai vào các bữa điểm tâm; và ăn nhiều rau, tinh bột vào buổi chiều. Hôm sau ăn thức ăn nhẹ như súp, trái cây, thịt nướng. Và ngày thứ ba thì ăn theo chế độ ngày thứ nhất.
+ Khi máy bay bắt đầu rời sân bay hoặc đang hạ cánh thì tai bạn có thể bị ù. Chứng ù tai này do hiện tượng thay đổi áp suất khi máy bay thay đổi độ cao. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu hoặc bị đau tai, nhất là khi bạn đang bị đau đầu. Do đó, bạn nên luôn nuốt nước bọt, ngáp hoặc tự bịt hai lỗ mũi rồi ngậm miệng thở ra. Làm như vậy bạn sẽ làm cân bằng được phần nào áp suất bên trong tai với áp suất bên ngoài. Chú ý, nếu bạn đang bị viêm tai thì không nên dùng biện pháp này.
+ Nếu bạn đang bị ngạt mũi, nên dùng thuốc phun hoặc uống thuốc để mũi được thông.
Trong quá trình bay, để giảm bớt những khó chịu như đau cơ bắp ở người và chân, mệt mỏi, và có thể bị chuột rút do phải ngồi yên trên ghế hàng giờ, bạn nên:
+ Duỗi bàn chân ra trong năm giây rồi trở lại vị trí bình thường. Lập đi lập lại nhiều lần nhất là đối với các bắp thịt ở các khu vực gan bàn chân, đùi, mông, vai, cổ, cánh tay, bàn tay.
+ Lắc cổ sang hai bên rồi quay tròn từ từ. Làm bốn lần rồi đổi chiều.
+ Nhún hai vai rồi quay tròn.
+ Giơ cao tay lên trần, thay đổi tay trái rồi đến tay phải.
+ Cử động các ngón chân và bàn chân lên xuống nhiều lần.
+ Nếu có thể nên đứng lên và đi một quãng để máu lưu thông tốt.
+ Tập thở chậm và sâu giúp oxy vào phổi nhiều để cung cấp cho máu. Nên mở bộ phận thông gió trên đầu và hướng gió vào mặt mình.
+Đi máy bay đường dài không nên bận quần áo quá luộm thuộm, bó vào người, hay khá chật. Vì đa số trong suốt hành trình bay chúng ta ngồi, do vậy quần áo càng thoải mái càng tốt.
+ Khi biết rằng chuyến bay đó sẽ kéo dài trên 8 tiếng thì chúng ta nên vạch ra việc tập thể dục trên máy bay, chúng ta không nên ngồi “thiền” 1 chỗ suốt chặng đường bay. Ngược lại, sau khi dùng mỗi bữa ăn trên máy bay chúng ta nên đi bộ vòng lên vòng xuống hành lang. Nếu có quá nhiều người đi bộ trên hành lang thì quầy của tiếp viên hay những cửa thoát hiểm là những vị trí tốt cho chúng ta vươn tay vươn chân. Đi làm quen, bắt chuyện hay nhiều chuyện cũng là một thói quen tốt trên máy bay.
+ Với những chuyến bay dài, theo kinh nghiệm không bao giờ ăn no so với sức bình thường của mình. Càng ăn no rất khó tiêu và khó ngủ.
+ Kinh nghiệm này nhỏ nữa là nên “check in” sớm hơn mọi người. Câu nói đầu tiên với nhân viên là chào hỏi và kèm theo luôn đó là một đề nghị được ngồi “isle seat” (ghế cạnh đường đi) và “close to the wind” ( vị trí ghế gần phần cánh máy bay ). Tuy động cơ phản lực nằm trên cánh máy bay, nhưng người ngồi trên cánh và trước cánh sẽ không bao giờ nghe gì cả… chỉ có những hàng ghế sau đuôi ống phản lực sẽ gánh chịu hết những tiếng ồn đó.
+ Cũng nên lưu ý, do cấu trúc máy bay đường dài, 4 động cơ phản lực, thì phần đuôi máy bay khá dài. Đuôi càng dài, độ rung, dao động của phần đuôi so với cánh càng lớn. Do vậy, ngồi trên những chiếc ghế cuối cùng bao giờ cũng chóng mặt, say sóng nhiều hơn là những chiếc ghế trên cánh.
+ Hãng máy bay và những máy bay được đưa vào sử dụng cho chuyến bay cũng góp phần quan trọng vào sức khỏe. Vì thế, bạn nên hỏi hay kiểm tra trước loại máy bay mà bạn sẽ đi. Rõ ràng sẽ có một sự khác biệt rất lớn với những máy bay được sản xuất 1990 và những chiếc Airbus 1999, hay Boeing 767…
Comments