14:02 - 16.09.2024
Vườn địa đàng trong hang động lớn nhất thế giới
13:32 - 16.09.2024
Tạp chí National Geographic tiếp tục cho công bố những bức ảnh tuyệt đẹp về hang động lớn nhất thế giới – hang Sơn Đòong (Kẻ Bàng, Quang Bình, Việt Nam), do các nhà thám hiểm người Anh kết hợp với các chuyên gia người Việt Nam cung cấp trong chuyến thám hiểm được thực hiện vào nửa cuối năm 2010.
Hang Sơn Đòong được khám phá lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2009 và được chính thức cho công bố trong tháng 7 cùng năm. Hang có chiều rộng 200 mét, cao hơn 150 mét, dài ít nhất là 6,5 km. Hang có thể còn dài hơn nữa, tuy nhiên do điều kiện kỹ thuật, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã không thể đi hết chiều dài của hang để kết luận hang dài bao nhiêu
Kích thước khổng lồ của hang động này cũng như vẻ đẹp hiếm thấy của nó đã nhanh chóng thu hút nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới. Rất nhiều tạp chí danh tiếng đã nhiều lần đưa tin bài và hình ảnh ngợi ca hang Sơn Đòong như: National Geographic, Telegraph…
Hang Sơn Đòong hấp dẫn các nhà nghiên cứu bởi những cánh rừng nguyên sinh mọc ngay ở trong hang, một đoạn hang có thể chứa được cả tòa nhà chọc trời, những cột nhũ đá đầy kỳ ảo…
Một đoạn hang lớn với những cột nhũ đá khổng lồ. Bên dưới là một nhà thám hiểm đang bơi trong hồ nước sâu bên trong Hang Kén – một trong số 20 hang động mới được phát hiện tại Việt Nam trong năm 2010.
Một người leo núi đang leo lên cổng trời ở Lọong Con, nơi có độ ẩm khá cao và không khí mát mẻ, tạo ra những đám sương mù trong hang.
Đoạn hang rộng khoảng 90m, cao 250m có thể chứa được cả toà nhà 40 tầng ở trong hang Sơn Đòong.
Một khu rừng mọc bên trong đoạn hang Sơn Đòong đã bị sập mái. Các nhà thám hiểm đặt tên cho nó là Vườn địa đàng.
Quanh cảnh rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Những hố bom được trưng dụng làm ao cá.
Hang Én – một hang động ngầm được tạo ra bởi sông Rào Thương. Mùa khô lòng sông thu nhỏ lại thành những chiếc hồ nhỏ nhưng mùa mưa nó dâng cao vài chục mét.
Một đoạn hang có trần thấp bên trong Hang Én. Dòng sông ngầm mang theo vỏ sò tích tụ lại thành lớp ở lòng sông. Dòng sông này có một đoạn nằm trần trên mặt đất và sau đó lại chảy vào bên trong hang Sơn Đòong vài km.
Bức tường giống như một thác nước đã hóa đá nằm ở gần lối ra của Hang Én. Nó được tạo lên bởi đá vôi bị biến dạng và được tô xanh bởi rêu phủ.
“Dù những hang động là rất lớn, nhưng chúng gần như là ‘vô hình’ cho đến khi bạn bước đến rất gần”, Mark Jenkins, thành viên đoàn thám hiểm nhận xét. Những người thợ săn địa phương đã tìm thấy các hang động bởi luồng gió thổi lên từ lòng đất.
Nơi nào có ánh sáng là nơi ấy có rừng. Cây dương xỉ và nhiều loài thảo mộc khác đua nhau mọc ở những đoạn hang Sơn Đòong có ánh sáng. Ngoài thực vật, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy cả khỉ, rắn, và các loài chim sống trong những khu rừng bên trong hang.
Qua hàng vạn năm, tinh thể canxi đã bao bọc những hạt cát nhỏ để tạo thành những “viên ngọc trai” khổng lồ. “Bộ sưu tập ngọc trai” vô giá này nằm cách không xa Vườn địa đàng trong lòng hang.
Các nhà thám hiểm vượt qua những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ được phủ xanh bằng rêu của bàn tay thiên nhiên. Một cơn bão vừa qua đã đổ đầy nước cho các con sông ngầm và hồ nước trong hang Sơn Đòong báo hiệu mùa thám hiểm sắp kết thúc.
Thách thức lớn nhất của các nhà thám hiểm là tìm cách vượt qua bức tường “Great Wall of Viet Nam” nằm sâu bên trong hang. Sau khi vượt qua bức tường trơn trượt và xốp này, họ đã tìm thấy một lối đi thứ 2 để vào bên trong hang Sơn Đòong.
Được mệnh danh là “Great Wall of Viet Nam”, khối đá sừng sững này cao tới 70m, sâu hơn 6 km. Nó là chướng ngại vật khiến các nhà thám hiểm phải tạm dừng cuộc thám hiểm trong năm 2009 và trở lại vào năm 2010 với những dụng cụ đặc biệt để vượt qua nó. Vạch trắng ở bên dưới bức tường đối diện đánh dấu mực nước tăng lên vào mùa mưa.
Một thác nước lớn trong hang Sơn Đòong. Theo các nhà thám hiểm, vào mùa khô, lượng nước mưa ít nhưng tiếng chảy của nó đã nghe như tiếng sấm.
Vào mùa khô, từ tháng 11 tới tháng 4, những nhà thám hiểm mới có thể an toàn khám phá Hang Kén khi hồ nước trong hang cạn. Mùa mưa hầu hết các đoạn hang bị ngập không thể qua được.
Cách duy nhất để truy cập vào hang Lọong Con là leo dây thừng. Hang được phát hiện trong năm 2010 và các nhà nghiên cứu đang hy vọng nó có thể thông với hang Sơn Đòong. Một đoạn hang bị chặn bởi một tảng đá lớn mà theo phán đoán của họ, bên kia tảng đá là một hang động khá lớn.
Ánh sáng chiếu vào hang Lọong Con soi rõ những khối đá kỳ dị mà các nhà thám hiểm đặt tên cho nó là Vườn Xương rồng.
Netin Travel
Bài viết liên quan
13:50 - 16.09.2024
Một số hình ảnh Phong Nha Kẻ Bàng đẹp
13:41 - 16.09.2024
Chép chép biển – Món ngon của Quảng Bình
13:44 - 16.09.2024