14:02 - 16.09.2024
Đường 10 con đường xương cá quan trọng trong hệ thống đường Hồ Chí Minh
13:59 - 16.09.2024
Đường 10 được xuất phát từ km 0 ở ngã ba Áng Sơn, thuộc địa phận xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với vị trí ở gần giới tuyến quân sự tạm thời (Vĩ tuyển 17) nên Đường 10 là con đường gần như ngắn nhất để chỉ viện trực tiếp cho chiến trường.
Dù ra đời muộn hơn so với đường 12, đường 15 và đường 20 Quyết thắng, nhưng đường 10 cũng đã góp phần rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa, vũ khí phục vụ cho các chiến trường miền Nam và nước bạn Lào. Cũng chính vì thế, đường 10 là một trong những tuyến đường mà đế quốc Mỹ tìm cách tập trung đánh phá dữ đội và quyết liệt nhất nhằm ngăn chặn sự chi viện của quân và dân ta qua tuyến đường này trong những lần chúng tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Lịch sử hình thành Đường 10
Năm 1966, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta bắt đầu bước vào giai đoạn ác liệt, để ngăn chặn mọi sự chi viện tử hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam và các chiến trường Lào, CamPuChia, đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá dữ dội mà trọng điểm là địa bàn tỉnh Quảng Bình bởi nơi đây được xem là cầu nối, là nút chiến lược của hệ thống giao thông trên khắp cả nước, chỉ cần tập trung đánh phá vùng đất này thì mọi sự chi viện gần như bị tê liệt hoàn toàn. Để đánh phá dãi đất hẹp Quảng Bình, mỗi ngày địch xuất kích 330 lần chiếc máy bay, có ngày lên đến 440 lần chiếc. Riêng năm 1967, địch xuất kích gấp 6 lần so với năm 1966.
Với mức độ đánh phá ác liệt như vậy, các tuyến đường ngang vượt Trưởng Sơn là đường 12 và đường 20 Quyết thắng bị phong tỏa, ngăn chặn quyết liệt làm cho mọi hoạt động của ta bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến việc chi viện chiến lược cho các chiến trường. Trước tình hình đó, tháng 4/1967, Trung ương đã quyết định mở thêm cửa khẩu thứ 3 vượt Trưởng Sơn đó là đường 10 (còn gọi là đường 20/7). Đường 10 xuất phát từ ngã ba Áng Sơn (Vạn Ninh, Quảng Ninh) chạy về phía Tây, vượt đỉnh Trường Sơn, gặp đường 129 (đường nối đường 12 và đường 9) trên đất Lào.
Đường 10 là tuyến đường được mở qua địa hình cực kì phức tạp. Bộ Giao thông Vận tải đã giao nhiệm vụ này cho Cục Công trình I, trong đó giao cho đồng chí Đặng Ngọc Hoàn (Sau này là Bộ trường Bộ. GTVT) tìm mở tuyến; đồng chí Lê Đức Ân – Cục trưởng Cục Công trình I phụ trách phần kỹ thuật và phụ trách công trường.
Con đường bị đánh phá ác liệt trong chiến tranh Việt Nam
Để mở tuyến đường này, Bộ GTVT đã huy động một lực lượng lớn hầu hết là thanh niên xung phong trên khắp cả nước như Hà Nội, Hài Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… lên đến hơn 6000 người. Không thể kể hết mọi khó khăn, gian khổ, vất vã và thiếu thốn của các lực lượng tham gia thi công tuyến đường này. Họ phải chiến đấu, lao động trong điều kiện vất vả, thiếu thốn, giữa lúc cuộc chiến tranh đang vào giai đoạn ác liệt, địch đánh phá suốt ngày đêm mà mọi hoạt động của ta lại phải hết sức bí mật để giữ con đường – tuyến vận tải huyết mạch bảo đảm sự sống còn của cách mạng miền Nam.
Bước sang những năm 1967, 1968, cường độ đánh phá của để quốc Mỹ càng trở nên điên cuồng hơn, nhất là sau thất bại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân miền Nam, đế quốc Mỹ càng quyết tâm băm nát các tuyến hành lang vận chuyển của ta. Bởi vậy, cho dù ta hết sức bí mật giấu kín nhưmg kẻ thù vẫn phát hiện được và tổ chức bắn phá. Hơn nữa, đường 10 là tuyến đường chỉ cách bến phà Long Đại chừng 7km về phía Nam. Đây là một trong những tọa độ lửa ác liệt mà để quốc Mỹ luôn tìm cách bắn phá. Mục đích của chúng là ngăn chặn ngay từ đầu không cho hàng hóa vào được đến đường 10 để từ đó vượt khẩu chi viện ra tiền tuyến.
Vì vậy, chúng tập trung đánh phá bến phá Long Đại bao nhiêu thì tìm cách hủy diệt đường 10 bấy nhiêu. Đại bác 406 ly từ ngoài biển bắn vào, pháo 175 ly ở bờ Nam giới tuyến bắn ra biến nơi đây thành một “điểm lửa” trong “chảo lửa lớn” Quảng Bình. Có thể nói, trong suốt quả trình mở đường và chiến đấu chống kẻ thù, đường 10 là “đỉnh cao của cuộc đọ sức quyết liệt, đầy hy sinh, đối mặt với bom đạn tội ác của kẻ thù của Cục Công trình I”.
Các trọng điểm vô cùng ác liệt trên tuyến đường 10 là km 0, km 5, ngã ba Dân chủ còn được ví là “ngã ba Âm phủ”. Trên mỗi km đường không biết bao nhiêu người đã ngã xuống để cho con đường được nối thông ra tiền tuyến. Từ những ngày đầu, hơn 6000 thanh niên xung phong trên khắp mọi miền đất nước đã tập trung về đây, chiến đầu, làm việc dưới lưới lửa đạn bom của quân thù trong điều kiện vô cùng cực khổ, thiếu thốn. Đúng là “Chưa đi chưa biết đường 10. Đi rồi mới biết sức người sức ta”.
Gian khổ ác liệt là vậy, nhưng các lực lượng của ta vẫn không quản ngày đêm, vượt qua tất cả, bằng mọi giá quyết tâm mở đường, thông tuyến. Đến giữa năm 1968, hơn 40km đường đã được hoàn thành. Những năm sau này, đường 10 còn được nâng cấp, mở rộng thêm để đáp ứng yêu cầu của tiền tuyến.
Từ khi thông tuyến đưa vào sử dụng, đường 10 đã góp phần “chia lửa” cho các tuyến đường 12, 15, 20, không chỉ làm giảm mức độ đánh phá của địch mà còn tăng thêm khối lượng hàng hóa vận chuyển vào các chiến trường, “chỉ tính riêng trong năm 1971, khối lượng vận tải trên hướng đường 16 và 18 tăng trong tháng hai gấp 1,7 lần, tháng 3 gấp 2,1 lần, tháng tư gấp 3,3 lần so với tháng Giêng”. Đặc biệt, trong chiến dịch Đường 9 Nam Lào 1971, đường 10 và đường 18 là trục chính trong việc vận chuyển vũ khí, khí tài hạng nặng vào chiến trường.
“Bộ đội và binh khí kỹ thuật triển khai đội hình chiến đấu trên3 trục đường số 10, 16 và 18. Đường số 10 dài 72km và đường 18 dài 60km dành cho binh khí kỹ thuật hạng nặng. Đường số 16 dài 140km dành cho bộ binh, vũ khí nhẹ và hậu cần”. Trong chiến dịch Trị Thiên 1972, đường 10 là nơi được Quân chủng Phòng không không quân đặt Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh tiền phương tại km5 (khu vực Rào Đà) để chỉ huy lưới lửa phòng không đánh trả máy bay địch, bảo vệ hậu phương.
Như vậy, cho dù ra đời muộn hơn so với các tuyến đường 12, 15, đường 20 nhưng đường 10 đã đóng vai trò quan trọng trong công tác vận tải chi viện cho tiền tuyến và đồng thời là một trong những tuyến đường giao thông trên đất Quảng Binh bị đế quốc Mỹ đánh phá quyết liệt nhất. Km 0 và tuyến đường 10 – “Nơi ghi lại ý chí, quyết tâm mở đường chi viện cho tiền tuyến miền Nam của 13.000 con người trong suốt 5 năm liền; và để có con đường này, 200 thanh niên trai trẻ đã ngã xuống, 700 người phải mang thương tật suốt đời”.
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi, đường 10 cùng với các tuyến vận tải chi viện khác trên địa bàn tỉnh, đóng vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng Đế quốc Mỹ, cho dù đã huy động mọi sức lực, sử dụng hầu hết các phương tiện chiến tranh tối tân, hiện đại nhất, vẫn không phá hủy được những tuyến đường – đó là những tuyến đường được mở bằng cả sức lực, trí tuệ và quyết tâm của tuổi 20 “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
Vì vậy, chúng không thể nào ngăn được sự chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc cho miền Nam thân yêu, cho Trị – Thiên ruột thịt. Đế quốc Mỹ phải kinh hoàng, khiếp sợ trước những “Con rồng nghìn vây chặt đi mọc lại”, “Trận đồ bát quái xuyên rừng rậm” và cuối cùng phải thừa nhận: “Chúng ta có thể làm cho việc vận chuyển của họ bị chậm lại, bắt họ trả giá nhưng chắc chắn chúng ta không ngăn được họ”.
Ngày nay, đường 10 đã được nâng cấp để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là góp phần trong việc phát triển du lịch Quảng Bình. Con đường càng trở nên tươi đẹp và hiện đại. Tuy nhiên, trong những trang sử hào hùng của dân tộc cũng như trong tiềm thức của mỗi thế hệ, đường 10 là nơi ghi dấu về một thời hào hùng oanh liệt của quân và dân ta trên con đường đấu tranh chống kẻ thủ xâm lược, vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
Hiện nay Netin Travel khai thác tuyến du lịch đường 10 nối với Tổng trạm thông tin A72 cùng với hệ thống hang Chà Lòi và nhiều địa danh khác tại nơi đây.
Bài viết liên quan
13:50 - 16.09.2024
Một số hình ảnh Phong Nha Kẻ Bàng đẹp
13:41 - 16.09.2024
Chép chép biển – Món ngon của Quảng Bình
13:44 - 16.09.2024