14:02 - 16.09.2024
Đình Làng Lệ Sơn di tích lịch sử của Quảng Bình
14:00 - 16.09.2024
Đình làng Lệ Sơn được xây dựng trên một khu đất cao và bằng phẳng tại làng Lệ Sơn, trung tâm xā Văn Hóa thuộc huyện Tuyện Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đình làng Lệ Sơn là di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật có giá trị tiêu biểu. Đình hướng về phía Tây Nam, nơi có động Chân Linh thờ tiên nữ và hòn Lèn Bảng, quê hương của Đề đốc Lê Trực nổi tiếng.
Quá trình hình thành Làng Lệ Sơn
Theo gia phả của các dòng họ, làng Lệ Sơn được thành lập vào năm 1471, thời vua Lê Thái Tông (Đại Bảo thứ 3). Ông Lê Văn Hành quê ở Thanh Hóa, là Quốc tử giám sinh, theo bước đường Nam tiến, đi ngược dòng Linh Giang đến xứ “Cồn Vàng” (tên của Lệ Sơn xưa). Thấy vùng đất “sơn thủy hữu tình” đất đai màu mỡ phì nhiêu có thể lập nghiệp lâu dài cho con cháu nên ông đã trở về Thanh Hóa, hưởng ứng chiếu khuyến nông, mở mang đất đai về phía Nam, lập sớ tâu vua xin được đến vùng Cồn Vàng lập nghiệp và được vua chấp nhận. Cuối năm 1471, thời vua Lê Thánh Tông (Hồng Đức thứ 2), ông Lê Văn Hành cùng một số môn đệ đã vào Cồn Vàng khai canh lập ấp.
Tháng 5 năm Nhâm Dần 1482, Lê Văn Hành lập sớ tâu vua, xin triều đình cử bản Châu quan Lạng động Hầu Nguyễn Duy Tưởng (quê Trung Hòa – Quảng Phúc – Quảng Trạch) về trắc đạo, lập sổ đình điền công tự điền thổ và thiết lập xã hiệu, Tên làng Lệ Sơn được gọi từ đó.
Để lưu giữ và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa và có nơi thờ tự các vị tiên hiền, các thần linh và Thành hoàng làng đã bảo hộ, chở che cho dân làng trong lao động sản xuất và đời sống hàng ngày, nhân dân Lệ Sơn đã góp công, góp của xây dựng nên ngôi đình bằng gỗ uy nghiêm vào cuối thế kỷ XV. Đình làng được xây dựng ở một vị trí cao ráo, thoáng đãng rất hợp với thuyết phong thủy của người xưa. Đình Lệ Sơn tồn tại, gắn bó với cuộc sống của người dân Lệ Sơn suốt mấy thế kỷ. Khoảng đầu thế kỷ XIX, một trận lũ lớn đã cuốn trôi tất cả, trong đó có đình làng. Điều kì lạ là ngôi đình trôi vào một khu đất bằng phẳng, giữa trung tâm của làng. Dân làng Lệ Sơn cho đó là sự linh thiêng, là ý của trời đất, của các vị thánh thần nên đã làm lễ xin thần linh cho dựng lại ngôi đình tại địa điểm này.
Cho đến cuối thể kỷ XIX, đình Lệ Sơn được dựng lại trên nền ngôi đình cũ, có phong cách giống các đình miền Bắc cũng thời. Đây là lần xây dựng có quy mô lớn. Đình trở thành ngôi đình nổi tiếng nhất trong vùng, kiến trúc của đình xây dựng thời gian này là một ngôi đình rộng 5 gian, 4 mái, cột đình làm bằng gỗ lim, có hàng hiên bao quanh, các chi tiết trang trí khá đa dạng, các đầu đao đều uốn lên và đuợc trang trí rồng, đầu mái guột có độ cong khá lớn; các cột, xà, kẻ.. đều được cham trổ sắc sảo và xoi chỉ tinh vi, những hình ảnh chạm nổi trên các bộ phận của đình như cột, kèo, xuyên, trếng, đề cập đến các đề tài tứ linh, chim muông, hoa lá, mây, lửa, sông nước, hình mặt trời, nhiều hoa văn họa tiết phong phú, mang các nét sinh hoạt của đời sống dân gian. Các bao lam, cửa vòng ở hương án tiền đường và hậu điện đều chạm trổ rất tinh xảo. Ở tiền đường có trang trí nhiều hoành phi, câu đối với nhiều bức phù điêu.
Điều đặc biệt ở Đình làng Lệ Sơn là việc chạm khắc các con rồng trên mái đình, đó là dáng rồng thời Lê với dáng vẻ uy nghi, dũng mảnh trong tư thế bay lên. Tuy nhiên, rồng trong đỉnh lại theo dáng rồng thời Nguyễn, trông hiền hơn và điều dễ nhận biết là ở phận đuôi đều có xoáy. Đình được chia làm 2 phần: tiền đường và hậu điện. Tiền đường gồm 5 gian, gian giữa thờ Khổng Tử, các tiên Nho và thờ những người đỗ đạt. Hậu điện là nơi thâm nghiêm nhất, có hương án đặt ngai thờ Thành Hoàng và các thần linh. Ngai thờ được chạm khắc tinh xảo, có sơn son thiếp vàng. Đồ thờ trong đình rất phong phú và đặc sắc. Ngoài thờ Khổng Tử, Tiên Nho, Thành Hoàng làng, các vị thần linh thì đình làng Lệ Sơn còn thờ Đức ông Mạnh Linh, Đức ông Câu Kê, Đức ông Mậu Tai, Quan lớn Tả Phủ, Tiền khai khẩn Lê Văn Hành, ông Trần Cánh Huống, ông Nguyễn Duy Tưởng… là những vị có công lớn đối với làng Lệ Sơn.
Động Tiên Sơn trải nghiệm khác biệt tại Phong Nha
Cũng như các nơi khác trên khắp mọi miền quê Việt Nam, đình làng không chỉ là nơi thở các vị Thành Hoàng, thần linh hay những người có công với làng xã, mà đình làng còn là nơi tổ chức các lễ hội, nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Hàng năm, lễ hội được tổ chức ở đình làng Lệ Sơn có lễ Bàu Cốc, diễn ra đầu tháng tư âm lịch, lễ Lục Ngoại tổ chức vào rằm tháng 6, lễ Hạ Điền vào giữa tháng 11 và cứ hai năm một lần, tổ chức lễ nghinh thần rước kiệu, rước bát hương ở các miếu thờ từng khu vực về định làng làm lễ Đại Kỷ yên. Khi người trong làng đỗ đạt, thăng quan, đều làm lễ vinh quy bái tổ. Các lễ hội này diễn ra đặc biệt tôn nghiêm và trang trọng.
Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc… mà đình làng Lệ Sơn còn chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của làng xóm, quê hương trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đình Lệ Sơn là nơi hội họp của các tổ chức cách mạng, nơi huấn luyện của dân quân tự vệ, đặc biệt là nơi tổ chức cuộc mít-tin lớn của nhân dân toàn xã để bàn kế hoạch, thống nhất phương án cho cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong kháng chiến chống Mỹ, đình làng Lệ Sơn bị máy bay Mỹ đánh sập hoàn toàn, chỉ còn lại hai trụ biểu, nhưng “Đình” vẫn tràn đầy “linh khí”, cái “linh khí” đã làm nên một Lệ Sơn trong Bát Danh Hương, bồi đắp cho “cây học vấn” của làng Lệ Sơn đơm hoa kết trái như ngày hôm nay. Các thế hệ kế tiếp đã không ngừng vun đắp, làm cho cái “linh khí” ấy thêm tích tụ, đầy đặn, phát triển và thăng hoa. Và có lẽ do cái “linh khí” ấy đã làm cho làng Lệ Sơn trong xã hội hiện đại, trải qua bao biến thiên của lịch sử vẫn giữ được nét cổ xưa: Cây đa, giếng nước, sân đình – một nét đẹp truyền thống và gần gũi, thân thuộc của làng quê Việt Nam.
Xem thêm: du lịch Bàu Sen Quảng Bình
Với những giả trị lịch sử – văn hóa cùng với những sự kiện đã từng diễn ra ở nơi đây, năm 2012, Đình làng Lệ Sơn đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 3081/ QĐ-CT ngày 14 tháng 12 năm 2012 của UBND tinh Quảng Bình.
Hiện nay, với nguồn vốn xã hội hóa, chính quyền và nhân dàn xã Văn Hóa đã phục hồi lại đình làng Lệ Sơn hoành tráng, khang trang ngay trong khuôn viên của di tích.
Du khách khi đến Quảng Bình có thể đến Lệ Sơn để thăm 1 trong 8 bát danh hương của Quảng Bình.
Ảnh sưu tầm
Bài viết liên quan
13:50 - 16.09.2024
Một số hình ảnh Phong Nha Kẻ Bàng đẹp
13:41 - 16.09.2024
Chép chép biển – Món ngon của Quảng Bình
13:44 - 16.09.2024