14:06 - 16.09.2024
Hò Khoan Lệ Thủy – Di Sản Văn Hóa Cấp Quốc Gia Cần Được Bảo Tồn
14:03 - 16.09.2024
Quảng Bình là vùng đất có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Trong đó, những tinh hoa về văn hóa nghệ thuật đã được đúc kết từ lối sống của người dân nơi đây khắc họa rõ nét văn hóa đặc trưng của người dân Quảng Bình.
Hò Khoan Lệ Thủy được biết đến như một làn điệu dân ca đặc trưng của vùng đất Quảng Bình với nội dung mộc mạc, phác họa rõ nét lối sống và văn hóa vùng miền. Đặc biệt, năm 2017, làn điệu dân ca độc đáo này đã được vinh dự trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hãy cùng tìm hiểu để thấy được giá trị tinh thần của những điệu hò khoan, câu hát dân gian đặc biệt sâu sắc và ấn tượng này.
Lịch sử ra đời của Hò Khoan Lệ Thủy
Hò Khoan Lệ Thủy được ra đời vào khoảng thế kỷ thứ XV tại vùng đất Lệ Thủy, Quảng Bình. Trước đây điệu hò này chỉ đơn giản là các diễn xướng của người dân thể hiện lối sống và cách ứng xử với nhau của vùng đất này.
Sau này, khi có con sông Kiến Giang xuất hiện vào thế kỷ thứ XVI, hình thức diễn xướng này mới được đặt tên là Hò Khoan và giữ nguyên cho đến ngày nay.
Làn điệu của Hò Khoan thực chất là sự giai điệu hóa của các vần thơ được người dân lao động sáng tác trong quá trình làm việc và sản xuất. Chính vì vậy, nội dung câu hò và âm điệu rất dung dị và gần gũi với người nông dân Việt Nam.
Đặc biệt, phong cách và giai điệu của Hò Khoan có âm hưởng rất lớn từ những làn điệu dân ca hò ví dặm của vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh.
Có thể nói, Hò Khoan Lệ Thủy là lợi diễn xướng ứng khẩu, ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và văn hóa tinh thần của con người ở vùng đất miền Trung này. Ngoài ra, các giai điệu Hò Khoan cũng được ghi nhận là sự sáng tạo đầy độc đáo của người dân lao động Lệ Thủy.
Người dân Lệ Thủy hát Hò Khoan như là một lời tâm tình, tự sự, thể hiện tinh thần lao động hay tình cảm khi gặp mặt giao duyên.
Điểm ấn tượng về chất liệu của giai điệu Hò Khoan
Giai điệu của Hò Khoan Lệ Thủy chủ yếu dùng thang 5 âm rất phổ biến trong các làn điệu dân ca Việt Nam. Chính vì vậy, người nghe hát Hò Khoan sẽ có cảm giác gần gũi và quen thuộc như các giai điệu dân ca Thanh – Nghệ – Tĩnh.
Tuy nhiên, bản chất thật sự về giai điệu của Hò Khoan chính là kiểu hát, nói và đối đáp rất đặc trưng của vùng miền Trung bộ. Do đó, giai điệu của Hò Khoan cũng rất đơn giản mà chú trọng nhiều hơn đến ngôn ngữ biểu đạt của cơ thể và phong cách thể hiện.
Các nhóm Hò Khoan Lệ Thủy
Đặc trưng về sự ra đời của giai điệu Hò Khoan chính là miêu tả lối sống và sinh hoạt của vùng sông nước nhằm thúc đẩy tinh thần lao động của người dân Lệ Thủy.
Chính vì vậy, nội dung câu hò cũng như giai điệu cũng được làm nổi bật lên 2 tính chất khác biệt nhau của về lao động dưới nước và trên cạn.
Giai điệu thể hiện phương thức lao động trên cạn thể hiện rõ qua các nhịp chắc, khỏe, mạnh mẽ và khá đều đặn. Trong khi đó với các giai điệu thể hiện phương thức lao động dưới nước sẽ có nhịp thong thả, khoan thai hơn.
Chính vì có sự khác biệt rõ ràng giữa hai thành phần lao động trên cạn và dưới nước mà giai điệu Hò Khoan Lệ Thủy cũng phân chia thành 2 nhóm rõ ràng sau đây.
Hò cạn
Họ cạn thường chủ yếu sử dụng lối hát nói được giai điệu hóa lên và có bố cục khá rõ ràng.
Hình thức hát hò cạn thường là 1 đoạn từ 2 đến 4 câu, sau mỗi câu sẽ có một vế xô. Cách hát hò cạn được triển khai từ thang 5 âm, tuy nhiên chủ yếu vẫn sử dụng 3 âm chính.
Các vế hò cạn có giai điệu ngắn hay dài tùy thuộc vào nội dung của câu hò và có thể không phân nhịp. Chủ yếu của hò cạn là tập trung vào sự đối đáp, thúc dục hay kêu gọi giữa mọi người với nhau. Cũng chính vì vậy, hò cạn thường được diễn xướng tập thể.
Hò nước
Hò nước lại tập trung với lối hát theo kiểu kể chuyện, tự sự, tâm tình. Chính vì vậy, giai điệu của hò nước khá tự do và sự phân nhịp trong câu hò chỉ mang tính ước lệ.
Giai điệu của hò nước thường uốn lượn, bay bổng hơn so với hò cạn, cấu trúc và hình thức cấu hò cũng phức tạp hơn. Các nhịp điệu của hò nước thường chậm rãi và nặng nề.
Hò nước có thể diễn xướng đơn độc để thể hiện các giai điệu tâm tình, nhớ nhung, hay tri ngộ khi đang làm việc một mình giữa dòng sông vắng lặng.
Những phương thức trình diễn chủ yếu của Hò Khoan Lệ Thủy
Từ xưa đến nay, Hò Khoan Lệ Thủy được trình diễn chủ yếu qua 2 phương thức: lĩnh xướng (hò cá nhân) và hội xướng (hò tập thể). Hiện nay, các giai điệu Hò Khoan cũng được các nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu dưới 2 hình thức chính này.
Lĩnh xướng (hò cá nhân)
Các biểu diễn lĩnh xướng thường do một người tự cất lên câu hò từ mở đầu, nội dung cho đến phần kết thúc. Hoặc cũng có thể người này chỉ lĩnh xướng nội dung mở đầu để tập thể sẽ hò đối đáp ở phần sau.
Một cách trình diễn lĩnh xướng thứ hai là tự hò đơn lẻ, hay đối đáp với một đối tượng khác bên cạnh. Cách hò này rất phổ biến và phát triển theo hình thức tự phát.
Hội xướng (hò tập thể)
Hình thức hội xướng hay còn gọi là hò tập thể thường được trình diễn bởi một nhóm người. Trước đây, các hình thức hội xướng diễn ra vào giờ nghỉ ngơi sau một buổi lao động tập thể tạo nên những khoảnh khắc giải trí, thư giãn để phục hồi sức lực.
Hình thức hội xướng có sự góp mặt của nhiều người, bên cạnh người lĩnh xướng sẽ là một nhóm tập thể đối đáp và hò những câu tiếp theo liên tục. Khi một người hò kết thúc, người bên cạnh sẽ suy nghĩ để hò tiếp theo nhằm không bị gián đoạn.
Ngoài ra, hình thức hội xướng còn hay xuất hiện trong quá trình làm việc nhằm thúc đẩy và gia tăng sản xuất, giảm thiểu sự mệt mỏi. Nhiều vùng miền, người dân vừa giã gạo, đập lúa, vừa hò khoan suốt đêm với những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng.
Các địa điểm du lịch Quảng Bình hot nhất năm 2022
Sự cấp thiết phải bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Hò Khoan Lệ Thủy
Hò Khoan Lệ Thủy không chỉ thuần túy là một phương thức diễn xướng dân gian của con người Quảng Bình mà đã trở thành một điểm nhấn văn hóa đặc trưng không thể thay thế cho vùng đất miền Trung khô cằn này.
Chính vì vậy, việc duy trì, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể Hò Khoan là một nhiều vụ tốt đẹp mà mỗi người chúng ta đều cần phải thực hiện.
Giá trị văn hóa của Hò Khoan Lệ Thủy
Giai điệu Hò Khoan mang đậm giá trị văn hóa của vùng đất Quảng Bình. Đây là một hình thức diễn xướng dân gian nên có thể cất lên giai điệu tại nơi làm việc, trong thời gian nghỉ ngơi hay khi đi giao duyên, vui chơi với người thân, bạn bè,…
Điểm ấn tượng của Hò Khoan Lệ Thủy là vẫn luôn giữ được 9 mái hò khoan theo đúng quy tắc của người xưa đặt ra và không hề thay đổi cho đến ngày hôm nay.
Ngoài ra, các hát Hò Khoan khá mộc mạc đem lại sự dung dị và gần gũi giữa những con người lao động với nhau.
Đặc biệt, nội dung các câu Hò Khoan thường rất có ý nghĩa và mang đậm phong cách của người nông dân miền Trung trong quá trình làm việc, lao động sản xuất hay vui chơi, thư giãn.
Chúng ta không thể phủ nhận giá trị của văn hóa to lớn của Hò Khoan Lệ Thủy đối với người dân Quảng Bình nói riêng và của cả nước nói chung.
Giá trị về tuyên truyền tinh thần yêu nước trong chiến tranh
Trong chiến tranh, giai điệu Hò Khoan Lệ Thủy lại đảm nhiệm một chức năng mới, đó là tuyên truyền tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước. Các điệu Hò Khoan không chỉ còn là sự tâm tính, giao duyên gặp gỡ mà là những câu hát hào hùng, thúc đẩy tinh thần yêu nước, đấu tranh cho dân tộc.
Điển hình như bài hát: Bình Trị Thiên khói lửa đã phản ánh cuộc chiến tranh kháng chiến khốc liệt của người dân Bắc miền Trung, đồng thời nâng cao tình thần chiến đấu, anh dũng hy sinh để đem lại tự do, độc lập cho dân tộc.
Và tiếp nữa là những giai điệu Hò Khoan đi vào lòng người với mục đích động viên phong trào chiến đấu của dân tộc, tăng cường lao động sản xuất cho tiền tuyến.
Những giai điệu mang ý nghĩa “tiếng hát át tiếng bom” đã trở thành đặc trưng của vùng đất Quảng Bình trong giai đoạn chiến tranh này.
Bảo tồn và phát triển Hò Khoan Lệ Thủy là trách nhiệm của mỗi người
Chính vì những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời cùng với sự cống hiến không mệt mỏi của Hò Khoan đối với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Hò Khoan Lệ Thủy đã được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc Gia từ tháng 5 năm 2017 theo quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành.
Đây là một kết quả đúng đắn và đáng tự hào cho vùng đất Quảng Bình thân yên. Từ đây, giai điệu Hò Khoan Lệ Thủy được nhiều người biết đến và yêu thích cả trong nước và quốc tế.
Hiện nay, khi về lại vùng đất Lệ Thủy khi mà sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, nhiều nơi đã không còn nhìn thấy được các câu Hò Khoan thân thuộc, bình dị như trước đây nữa.
Điều mỗi chúng ta cần làm bây giờ chính là nhìn nhận và yêu thích giá trị văn hóa độc đáo này của người dân Quảng Bình, từ đó góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển giai điệu Hò Khoan Lệ Thủy để nó tiếp tục vươn cao, vươn xa hơn nữa trong tương lai.
Lời kết
Có thể nói, Hò Khoan Lệ Thủy ngày ngay không chỉ là một truyền thống văn hóa tinh thần của riêng người dân Quảng Bình mà đã trở thành một di sản văn hóa quý giá của quốc gia cần được bảo tồn và phát triển. Hãy để các giai điệu Hò Khoan được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm giữ gìn một bản sắc văn hóa đẹp cho con cháu đời sau.
Bài viết liên quan
14:06 - 16.09.2024
Mật ong rừng Động Châu
14:06 - 16.09.2024
Khám phá Đảo Cồn Cỏ – viên ngọc bí ẩn ở Quảng Trị
14:05 - 16.09.2024
Quảng Bình nhiều hoạt động chào đón năm mới 2024
Related Articles
14:06 - 16.09.2024
Quang Binh hotels are fully booked during the April 30th holiday
14:06 - 16.09.2024
Mật ong rừng Động Châu
14:06 - 16.09.2024
Khám phá Đảo Cồn Cỏ – viên ngọc bí ẩn ở Quảng Trị
14:05 - 16.09.2024