14:02 - 16.09.2024
Hoành Sơn Quan cổng trời trên đỉnh Đèo Ngang
13:59 - 16.09.2024
Hoành Sơn Quan thuộc thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hoành Sơn Quan thuộc loại hình di tích lịch sử – kiến trúc thành lũy, nằm trên đỉnh Đèo Ngang, ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Năm 1833, Vua Minh Mệnh đã cho dựng Hoành Sơn Quan ở trên đỉnh Đèo Ngang, từ đây cùng với Đèo Ngang, Hoành Sơn Quan như một minh chứng hùng hồn về những bước thăng trầm của lịch sử, và trở thành một địa danh có ý nghĩa lớn trong lịch sử và danh thắng của nước nhà.
Hiện nay Hoành Sơn Quan là điểm đến hấp dẫn của Du lịch Bắc Quảng Bình.
Xem tour: Khám phá Bắc Quảng Bình
Lịch sử Hoành Sơn Quan
Hoành Sơn là một dây núi không cao lớn như dãy Giăng Màn, nhưng đây là một vùng núi có nhiều rừng rậm vắt ngang từ Tây sang Đông ra đến tận biển khơi. Nó dựng lên như một bức tường thành giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh. Hoành Sơn đã từng là địa giới, ngăn chặn Hán Hoa, và dần dần trở thành một điểm chống đối trực tiếp với phong kiến phương Bắc, cụ thể bằng việc “Bắc tiến” chiếm lĩnh các vùng đất phia Bắc Lâm Âp, đến tận và vượt cả Hoành Sơn. Từ Lâm Ấp, đối thủ của họ ở phương Bắc dần chuyển từ Trung Hoa sang Đại Việt kể từ các triều đại Ngô, Đình, Tiển Lê, cũng từ những vụ va chạm này đã dẫn đến sự kiện cắt đất dưới thời Lý, Trần.
Xem bộ ảnh Hoành Sơn Quan xưa
Từ thể kỷ thứ II, III cho đến năm 1069, Hoành Sơn đã từng là biên giới tự nhiên giữa Việt và Chăm trong gần 10 thể kỳ. Từ thời Lý, Trần đến nhà Hồ thì các cuộc đụng độ quân sự liên tiếp xảy ra giữa Đại Việt và Chăm. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ. Triều Hồ ngay từ đầu đã cải cách nhiều mặt, trong phạm vi toàn quốc. Hồ Quý Ly chỉnh đốn lại toàn bộ bộ máy cai trị, đối với hai xử Tân Bình và Thuận Hóa, nhà Hồ đã thực hiện một số cái cách quan trọng.
Tháng 3-1402, Hồ Hán Thương cho sửa chữa đường ra từ Tây Đô đến Hóa Châu, dọc đường đặt phố xá và trạm dịch để truyền tin, đưa thư gọi là Thiên Lỳ Cù. Đường giao thông chính thức xuyên Nam- Bắc của nhà nước phong kiến đầu tiên ra đời. Vì vậy, bài thơ của Bùi Tôn Trai có câu: “Cổ thành Lâm Ấp trúc, lục lộ Tử An bình”, (thành cũ do Lâm Ấp đấp, đường cải do Tử An làm).
Tính từ khi nhà Hồ mở đường Thiên Lý xuyên qua Tân Bình, Thuận Hóa đến đầu nhà Mạc, ngôn 125 năm, Quảng Binh là mãnh đất giao tranh của nhiều thế lực phong kiến. Dãy núi Hoành Sơn có vị trí quan trọng về mặt quân sự. Vì vậy, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có cầu “sấm” cho Nguyễn Hoàng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”.
Nguyễn Hoàng là người đầu tiên đặt tên “Quảng Bình”, năm Hoằng Định thứ 5(1640). Nguyễn Hoàng cải đổi tên các khu vực hảnh chính hai xứ Thuận Quảng, đổi phủ Tân Bình làm phủ Quảng Bình. Tên gọi Quảng Bình được bắt đầu từ đây. Thời gian Trịnh Nguyễn phân tranh kèo dài 228 năm, đến năm 1786 là kết thúc cuộc chiến. Nguyễn Huệ là người đầu tiên xóa bỏ ranh giới sống Gianh (1786), nhập hai châu Nam, Bắc Bố Chính thành châu Thuận Chính.
Năm 1831, Vua Minh Mệnh đổi huyện Bố Chính thánh huyện Bố Trạch và đặt trấn Quảng Bình thành tỉnh Quảng Bình. Theo sách Đại nam Nhất thống chí tập II – phần sông núi có viết: “núi Hoành Sơn: Ở cách huyện Bình Chính 42 dặm về phía Đông Bắc, giáp địa phận huyện Kỳ Anh, tỉnh Nghệ An, một dãy núi từ xa ở phía Tây dăng dài mà đến, ngọn chỏm chồng chất, kéo ngang ra đến tận biển, trông như bức tường thành.
Hồi mới dựng nước, chia cương giới Nam Bắc lấy sông Gianh làm giới hạn, núi này còn thuộc về phía Bắc; Đầu niên hiệu Gia Long mới đặt dinh Quảng Bình, lấy núi này làm giới hạn, từ giữa đèo trở ra Bắc thuộc về Nghệ An, trở vào Nam thuộc về Quảng Bình; Năm Minh Mệnh thứ 14 đặt cửa quan trên đèo đóng quân phòng thủ..”.
Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan không chỉ mang nhiều dấu ấn lịch sử mà còn là điểm du lịch Quảng Bình đầy hứa hẹn bởi Đèo Ngang từng được mệnh danh là cửa ngõ của Trung Kỳ vì nó được xem như là một điểm chiến lược quan trọng bậc nhất trong thời kỳ chiến tranh giữa Việt và Chăm: Nguyễn Hoàng đã từng xem Hoành Sơn nhất đái; Đường thiên lý Bắc Nam đi qua; Hoành Sơn Quan được xây dựng dưới triều Vua Minh Mệnh thứ 14 (1833); Trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ, Hoành Sơn Quan là mục tiêu chiến lược mà đế quốc Mỹ tập trung đánh phá…
Với vị trí chiến lược quan trọng của dãy Hoành Sơn, thì lịch sử đã để lại nơi đây nhiều vết hằn trong cả thời cổ, cận, hiện đại Việt Nam. Nhưng cứ sau mỗi lần vết hằn ấy xóa mờ khi Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan trở lại nét thơ mộng trữ tình của thiên nhiên vốn có, cùng với nét cổ kính, u tịch của cảnh quan kiển trúc. Cửa Hoành Sơn làm cho dây núi Hoành Sơn Quan như hùng vĩ hơn, dáng đứng dường như cao đẹp hơn, tầm vóc dường như vững chãi hơn!.
Không những lịch sử đã đưa một dãi Hoành Sơn vào biên niên ký, mà núi non trời biển cũng đưa Đèo Ngang vào thơ ca, không chi riêng Quảng Bình – Hà Tĩnh mà con là của chung cả đất nước và con người Việt Nam “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”, không chỉ xúc động với Cỏ cây chen lá đá chen hoa”, mà còn là những nổi u hoài, trắc ắn “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc”, cũng như những xót xa của số phận người dân vong quốc nô “Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.”. Không chỉ là những cộng cảm giữa thiên nhiên với con nguười “Dừng chân đứng lại trời, non, nước”, mà còn là sự hòa đồng giữa mối tình thương nước, thương nòi với tình cây, ngọn cỏ “Một mảnh tình riêng ta với ta”
Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan đầy tiềm năng phát triển Du lịch
Đèo Ngang xưa gieo vào lòng người những dấu ấn ân tỉnh sâu lặng. Ngày nay, Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan đang trở lại cảnh đẹp nên thơ vốn có và trở thành quần thể di tích – danh thắng đầy tiềm năng phát triển du lịch – văn hóa của Quảng Bình nói riêng và của cả nước nói chung.
Có thể miêu tả cửa Hoành Sơn qua thư tịch cổ như sau: Nguồn tư liệu để cập về Hoành Sơn Quan rất ít, nhưng rất có giá trị. Theo Đại Nam thực lục – chỉnh biên – đệ nhị kỷ tập XII: “thiết lập cửa ải ở núi Hoành Sơn. Hoành Sơn trên liền núi cao dưới giáp biển lớn, ở điểm tiếp giáp ở giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Cửa ải ở trên đỉnh núi, xung quanh xây tường bằng đá”, dài 11 trượng 8 thước, cao 5 thước, phía trước mở một cửa, bên tả bên hữu có tường ngăn, xây theo thế núi, bên tả dài 36 trượng; bên hữu dài 39 trượng, có chỗ cao 3,4 thước, có chỗ cao 5,6 thước không chừng. Trong dựng một trại lính 3 gian để làm chỗ biền binh đóng giữ. Lấy 300 biền binh ở Quảng Bình và Hà Tĩnh để làm việc xây dựng đó, sai thự thị lang Bộ công là Đoàn Văn Phú đến quản đốc, khi Phú đi, Vua dụ bảo rằng: “Nay Nam, Bắc một nhà, bốn phương vô sự, trong có các cửa ải Quảng Bình, Vũ Thắng là nơi hiểm yếu đủ cậy rồi.
Còn cửa ải Hoành Sơn này lập nên chỉ để xét hỏi quân gian, cũng là một đồn phân phòng đó thôi. Ngươi nên xét kỹ hình thế, trù tính việc làm cốt sao đỡ tốn”. Sau đó vì thấy Bộ công nhiều việc, bèn sai thự Bố Chính Quảng Bình là Trần Văn Tuân chuyên coi mọi việc, mà vời Phú về. Một tháng làm xong, phái một suất đôi và 20 lính Quảng Bình đến đóng giữ, mỗi tháng một lần thay phiên” Theo Đại Nam nhất thống chí (Phần cửa quan và Tấn sở) ghi: “Cửa Hoành Sơn Quan: Ở Đèo Ngang về phía Bắc huyện Bình Chính, cửa quan xây dựng bằng đá, đài 11 trượng 8 thước, cao 5 thước, khoảng giữa là cửa quan, phía tả và hữu đắp tường dài 75 trượng, cao 4 thước, về mặt tả, hữu và mặt sau diễn tường dài 12 trượng 2 thước, xây đắp từ năm Minh Mệnh thứ 4 “.
Như vậy, Hoành Sơn Quan được xây dựng năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), cửa ải được xây trên núi, xung quanh được xây dựng bằng đá núi, phía trước có mở một cửa, bên tả bên hữu có tường ngăn, có trại lính. Đặc biệt chúng ta biết được đội quân xây dựng là 300 người, do thự Bố Chính là Trần Văn Tuân cai quản, thời gian hoàn thành là 1 tháng, sau khi hoàn thành thì 20 lính Quảng Bình thay phiên nhau canh giữ.
Hoành Sơn Quan gắn liền với đường thiên lý Bắc Nam, Lũy Hoàn Vương… Đặc biệt là với triều Nguyễn – Vua Minh Mệnh đã cho xây dựng cổng Hoảnh Sơn có dáng dấp của những cổng lớn ở kinh thành Huế. Hoành Sơn Quan xây dựng cách đây hơn 180 năm, nhưng vẫn trường tồn với thời gian.
Đây thực sự là một bí quyết về kỹ thuật kiến trúc, xây dựng các công trình thành, ải của thời Nguyễn. Nó có giá trị trong việc nghiên cứu thiết kế, xây dựng. Đặc biệt, việc nghiên cứu các loại vật liệu xây dựng như: gạch, chất kết dính, thiết kể độ vòm..; nó còn có giá trị lớn trong việc nghiên cứu lịch sử phát triển thành, ải của Việt Nam nói chung, Quảng Bình nói riêng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hoành Sơn Quan – Đèo Ngang là mục tiêu đánh phá ác liệt của để quốc Mỹ, chúng đã dội xuống nơi đây hàng ngàn tấn bom đạn đủ các loại, hòng ngăn sự chi viện của miền Bắc đối với công cuộc giải phóng miền Nam. Ngày nay, Hoành Sơn Quan nằm trong quần thể di tích danh thắng Đèo Ngang, Hoành Sơn Quan, Lũy Hoàn Vương, Đình Vĩnh Sơn, đảo Hòn La, đến Thánh mẫu Liễu Hạnh, bải tắm Quảng Đông, Vũng Chùa Đảo Yến… Đây là cụm di tích có giá trị lớn trong việc góp phần phát triển kinh tế du lịch Quảng Bình
Hiện nay Quảng Bình Travel là đơn vị tổ chức Tour thăm quan Hoành Sơn Quan trên đỉnh Đèo Ngang. Du khách sẽ có gần 1 ngày trải nghiệm phía Bắc Quảng Bình.
Bài viết liên quan
13:50 - 16.09.2024
Một số hình ảnh Phong Nha Kẻ Bàng đẹp
13:41 - 16.09.2024
Chép chép biển – Món ngon của Quảng Bình
13:44 - 16.09.2024