Khám phá dòng sông Nhật Lệ của Quảng Bình – dòng sông tuyệt đẹp nhất


Nếu Hà Nội có Sông Hồng, Nghệ An có sông Lam, Hà Tĩnh có sông La…thì về với Quảng Bình bạn sẽ được biết đến với dòng sông Nhật Lệ. Sông Nhật Lệ cùng sông Gianh, Hoành Sơn, Đèo Ngang là những địa danh nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình trong dòng chảy lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt. Một dòng sông gắn liền với những cuộc chiến tranh ác liệt,  biết bao nhiêu bom đạn nằm yên dưới dòng sông, biết bao chiến sĩ đã ngã xuống nơi đây để bảo vệ Tổ Quốc, vì độc lập dân tộc.

Sông Nhật Lệ lúc hoàng hôn

Đôi nét về sông Nhật Lệ

Sông Nhật Lệ bắt nguồn từ đâu?

Bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi thuộc dãy Trường Sơn chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ. Sông Nhật Lệ có tổng chiều dài 85 km bao gồm hai nhánh chính: sông Long Đại (hay Đại Giang) chảy qua huyện Quảng Ninh và sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy, gặp nhau ở Trung Quán.

Nhìn từ trên cao, dòng sông Nhật Lệ như một dải lụa dài, óng ánh uốn quanh và ôm trọn toàn thành phố Đồng Hới, thuyền bè ngược xuôi tấp nập.

Tại sao lại có cái tên là sông Nhật Lệ?

Theo truyền thuyết, huyền thoại

Nhiều truyền thuyết, huyền thoại đã được thêu dệt nhằm giải mã cho cái tên “Nhật Lệ” nhiều duyên nợ. Có người viện dẫn việc vương phi Mỵ Ê của vua nước Chiêm Thành Xạ Đẩu đã trầm mình trên dòng sông để thủ tiết sau khi vua Lý Thái Tông thân hành đem binh chinh phạt Chiêm Thành năm 1044.

Về sau này Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân làm hoàng hậu Chiêm Thành và cuộc hôn nhân chính trị đã đưa về cho nước Đại Việt hai châu Ô, Lý nhưng trên dặm đường làm dâu xứ người, đã biết bao lần nước mắt nàng công chúa âm thầm rơi vào cửa sông?… Cảm thương cho bậc kiều nữ của hai đất nước đã lặng lẽ đánh rơi những giọt lệ buồn man mác mà người xưa đã gọi tên dòng sông là Nhật Lệ (!)

Theo nghĩa Hán tự

Theo nghĩa Hán tự thì “nhật” là ngày, “lệ” là điều được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen và “Nhật Lệ” được hiểu là ngày nào cũng có dòng nước chảy giống nhau, chỉ dòng sông Nhật Lệ. Cũng có người hiểu “lệ” theo nghĩa “đẹp” vì thiên nhiên đã kiến tạo nơi đây một vẻ đẹp hiếm thấy và ngày nay cùng với bàn tay xây dựng của con người mà trên đôi bờ Nhật Lệ hiện diện một đô thị trẻ lung linh…

Theo lịch sử truyền miệng

Nhiều người cho rằng trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (1570 – 1786), khi dòng sông Gianh trở thành lằn ranh của hai bên chiến tuyến thì những lưu dân ở bờ Nam vẫn thường hướng về bờ Bắc, nhớ quê hương mà dòng lệ tuôn rơi. Lâu dần nước mắt chảy thành sông rồi từ sông chảy ra biển mà thành tên Nhật Lệ (!).

Những chiến tích lịch sử ghi dấu trên dòng sông Nhật Lệ

Theo sử cũ ghi lại thì tên sông “Nhật Lệ” có từ thời Lý và được đổi từ tên cũ Đại Uyên (khoảng 1069 – 1075). Cửa Nhật Lệ còn có các tên gọi khác như Trú Nhạ, Hà Cừ, Cửa Sài…, là một loại cửa lệch không rộng, không sâu, nước chảy đều thuận lợi cho các thuyền vừa và nhỏ vào, ra neo đậu. 

Trong cuộc chiến Trịnh Nguyễn, quân Trịnh thống trị ở đèo Ngang đến bờ bắc sông Gianh. Bờ nam sông Gianh đến sông Nhật Lệ là tuyến phòng thủ của quân Nguyễn với những thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, nổi tiếng như luỹ Thầy dài 18 km, lũy Trường Dục dài 10 km. Hiện nay, di tích Lũy Thầy, Quảng Bình Quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn vẫn được bảo tồn.

Chiến tranh Trịnh- Nguyễn- Nguồn Internet

Trong Chiến tranh Việt Nam (1954-1975), không lực Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam, chiến tranh ác liệt nhất tại tỉnh Quảng Bình – trọng điểm tiếp tế lúc bấy giờ. Những trọng điểm nổi tiếng ác liệt, lưu dấu nhiều chứng tích chiến tranh nơi đây phải kể đến như: phà Long Đại (nay là cầu Long Đại), phà Xuân Sơn, phà sông Gianh (cầu Sông Gianh), đèo Ngang, quốc lộ 1, đường 15, hệ thống đường 559 (đường Trường Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh), thành phố Đồng Hới, cửa biển Nhật Lệ.

Bến phà Long Đại xưa- Nguồn Internet

Dòng sông Nhật Lệ – chứng nhân của một thời gia đình chia xa lại là nơi đoàn tụ của một gốc giang sơn Miền Trung ruột thịt. Con sông cũng như mẹ hiền nhận vào lòng dòng nước mắt và tất cả những phần trang trọng của lịch sử. Nó đang hòa chung với ý chí kiên cường của dân tộc đang chảy cùng dòng Nhật Lệ tiến về biển khơi bao la.

Thiên nhiên và phong cảnh nơi đây

Phong cảnh ở đây thật kỳ vĩ, sơn thủy hữu tình. Du lịch biển Nhật Lệ Quảng Bình có những bãi cát vàng óng ánh dưới rừng dương xanh với nhiều bãi tắm đẹp, nước biển lung linh màu ngọc bích và chưa bị ô nhiễm. Du lịch Quảng Bình có các danh thắng nổi tiếng như động du lịch Phong Nha Kẻ Bảng, động Tiên Sơn, rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn Phong Nha – Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, Suối nước nóng Bang v.v… trong đó động Phong Nha là một trong những hang động lớn và đẹp nhất ở Việt Nam.Biển Nhật Lệ nằm ngay trung tâm TP Đồng Hới, bãi biển Nhật Lệ là bức tranh nàng tiên nữ với vẻ đẹp trữ tình lãng mạn nhất trong số dải bờ biển chạy dài ở tỉnh Quảng Bình.

sông Nhật Lệ về đêm
Cầu Nhật Lệ bắc qua sông Nhật Lệ

Đến với nơi đây, bạn sẽ được hòa mình vào làn nước trong vắt và xanh ngắt được thiên nhiên ban tặng cho vùng biển hiền hòa, xinh đẹp này. Hiếm có nơi nào mà trời mây non nước hội tụ, là màu xanh của đất trời hòa với màu xanh của biển cả, núi non. Bãi tắm thoai thoải sâu rất an toàn , gió lồng lộng thổi mát tâm hồn hòa với tiếng sóng vỗ rì rào tạo nên một bản nhạc thiên nhiên với nhiều cung bậc và cảm xúc cho những phút giây lắng đọng của tình yêu. Dạo chơi trên bãi cát trắng mịn và sạch sẽ, sóng tung bọt trắng xóa từng đợt dạt vào bờ, liếm vào chân người lữ khách rồi lại xóa đi những dấu chân ấy một cách kỳ lạ mà thú vị.

Từ khi bình minh ló dạng đến khi nắng mặt trời đứng bóng, cả một vùng bờ biển sôi động và náo nức với những tiếng cười đùa của du khách và dân địa phương cùng những hoạt động sôi nổi như đá banh, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu… Nhưng Nhật Lệ cũng có những khoảnh khắc thật nồng nàn lãng mạn lúc hoàng hôn dần buông xuống. Đó là tiếng rì rào của sóng vỗ buổi chiều muộn, là tiếng thì thầm nhỏ to tâm sự của những đôi tình nhân và xa khơi là tiếng lòng của những người cha, người chồng thương nhớ về mái ấm gia đình của mình…

 Bên cạnh bãi biển là tượng đài mẹ Suốt vẫn đứng hiên ngang trầm mặc sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt đã qua đi nơi vùng quê gió Lào cháy bỏng này. Nhìn từng đợt sóng vỗ vào bờ như bàn tay Mẹ ôm ấp và nô đùa cùng những đứa con thân yêu.Hải sản ở Đồng Hới tươi ngon và phong phú, nhất là vùng cửa sông Nhật Lệ. Đến thị xã hoa hồng này, du khách chỉ cần ngồi đâu đó trên những dãy kè đá bên sông là có thể cảm nhận và thưởng thức món biển đúng như người ta nói.” Ăn sóng nói gió, ăn chắc mặc bền”.

tượng đài Mẹ Suốt bên sông Nhật Lệ
Tượng đài mẹ Suốt anh hùng- Nguồn Internet

Du lịch Quảng Bình bạn sẽ cảm thấy vô cùng đáng tiếc nếu không dành thời gian khám phá hết vẻ đẹp của sông Nhật Lệ. Để trang bị các kinh nghiệm du lịch Quảng Bình siêu cần thiết cho chuyến đi sắp tới, đừng quên tham khảo bài viết. Hoặc liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn nhé Ms Trang :  0911 366 567 hoặc Mr Cương : 0912356056

Netin Travel

Comments

Ghép tour Quảng Bình

Tìm tour