Sông Gianh – dòng sông Mẹ của đất Quảng Bình chảy ngang dải đất hẹp nhất của đất nước, còn được gọi là Đại Linh Giang.
Sinh ra từ hệ núi đá hàng trăm triệu năm tuổi, dù bắt nguồn từ đỉnh Cô Pi cao 2.017m, trên dãy Giăng Màn hay từ dòng sông ngầm Phong Nha, cả 4 chi lưu của Đại Linh Giang đều có nguồn thạch thủy, nước xanh trong như ngọc. Sông Gianh mùa nào cũng đẹp, mùa cạn như dòng ngọc bích óng ánh trong xanh thẫm đại ngàn, mùa lũ, sôi lên ùng ục, như con rồng vẫy vùng.
Đại Linh Giang – dòng sông của những cuộc ly-hợp lớn nhất trong lịch sử dân tộc Việt, đến nay vẫn là dòng sông bí ẩn nhất. Ngọn, nguồn của dòng sông này đều xuất hiện theo dạng nước thiên (rụng xuống), địa (chui lên), thành sông, suối, điểm mạch khởi thủy, có lẽ vẫn chỉ là ước đoán. Cư dân đôi bờ Đại Linh Giang hôm nay dẫu đã nhiều đổi thay vẫn nghèo. Cuộc sống bên sông cũng thật lạ với chất hoang sơ của rừng ra tới mép biển và chất biển đến tận khúc sông cửa rừng.
Khe Nước Rụng (Đak To) trên dãy Giăng Màn, nơi nước từ đỉnh Cô Pi “rụng” xuống thành khe nước khởi đầu dòng Rào Nậy – dòng chính của Đại Linh Giang ở xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa.
Điểm Nước Hai trên thượng nguồn Rào Nậy.
Rừng cây lội – loại cây quý, có khả năng điều hòa nguồn thủy sinh rất tốt trên thượng nguồn Rào Nậy – Đại Linh Giang.
Cây lội cổ thụ … không xác định được tuổi, đứng vững qua bao trăm trận lũ giữa lòng khe gần điểm Nước Hai.
Xóm Minh Cầm (xã Mai Hóa, Tuyên Hóa), xóm chài cuối cùng về phía thượng nguồn Đại Linh Giang.
Săn cá ở rừng tông (rong) dưới đáy sông đoạn qua xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa.
Nghề “khụm” cào chắt chắt – loại hến nhỏ ngon nổi tiếng trên sông Gianh.
Theo Dân Việt
Comments