NGỠ NGÀNG … ĐỘỘNG CHÂU!


Bài viết về Động Châu Khe Nước Trong và các điểm du lịch phía Nam tỉnh Quảng Bình của Ts Nguyễn Khắc Thái. Quang Binh Travel xin chia sẻ nguyên văn bài viết của Ts Thái để du khách có nhìn khác về các địa điểm du lịch phía nam tỉnh Quảng Bình

Tác giả Ts Nguyễn Khắc Thái cùng bà con
Tác giả Ts Nguyễn Khắc Thái cùng bà con

1. ĐÔI LỜI PHI LỘ

Sử học đến với địa chất, địa mạo chính là để hiểu môi trường sống của một thực thể sinh quần đặc biệt: loài người.

thế, Sau chuyến “chinh phục” Độộng Châu, thay vì hô khẩu hiệu “tiến lên” tôi muốn dài dòng một chút về một vùng tài nguyên, mở đầu bằng góc nhìn kiến tạo mà tôi cho là đặc biệt không kém gì Phong Nha – Kẻ Bàng, đó là khu Dự trữ sinh quyển Độộng Châu. Chuyến du khảo Độộng Châu hôm 16 tháng Ba vừa rồi do NetinTravel tổ chức (với sự dẫn dắt trực tiếp của vị Giám đốc trẻ Trần Cương, đẹp trai và nhiệt huyết) đã mang đến cho tôi những nhận thức mới mẻ.

Và, mọi sự dài dòng của tôi trong loạt bài này sẽ hướng đích: Độộng Châu cần chúng ta và Chúng ta cần Độộng Châu lắm lắm, không phải chỉ để tự hào mà hô “tiến lên”, giản dị thôi, đó là môi trường sống.

Sau rốt, tôi muốn nói cái khát vọng khôn cùng của kẻ không còn nhiều quỹ thời gian để nhìn thấy tương lai, đó là làm sao để Tú Làn phía Bắc – Phong Nha Kẻ Bàng ở trung tâm và Độộng Châu phía Nam sẽ là một hợp tấu đa sắc của Du lịch Quảng Bình hôm nay và ngày mai.

Bởi cái sự rối rắm đó, loạt bài viết của tôi về tài nguyên Độộng Châu không dành cho các bạn ngại đọc dài, rất mong được thông cảm.

2. TIẾP CẬN MỘT VÙNG ĐẤT TỪ GÓC NHÌN ĐỊA LÝ

Chuyến đi của chúng tôi xuất phát từ Đồng Hới, mang theo những cảm nhận khó tả về một vùng đất vừa tưởng là đã hiểu như trong lòng bàn tay, lại vừa như còn ở ngoài tầm với. Những gì trong tôi tại thời điểm đó là một vùng đất Quảng Bình hội tụ tính chất điển hình về đa dạng của thiên nhiên: địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu, sinh thái và cảnh quan môi trường. Nơi đây vẫn còn hiện diện những dấu ấn địa chất suốt 500 triệu năm, từ kỷ Ordovic đến nay. Hoạt động kiến tạo như một bộ lịch chứng minh những biến động phức tạp của vỏ trái đất. Cấu trúc địa chất và thành phần thạch học đa dạng là nhân tố quyết định tính đa dạng của địa hình – địa mạo và cũng là một trong những thành tố cấu thành bình đồ địa chất. Bình đồ này liên tục được kiến tạo và phá vỡ dẫn đến diện mạo địa hình ngày nay. Chính những vận động kiến tạo cũng tham gia quyết định mạng lưới thuỷ văn, nước ngầm, khí hậu – địa lý tự nhiên, tính đang dạng sinh học và cảnh quan môi trường trong một xứ sở hoang sơ đầy bí ẩn của thiên nhiên.

Hang Kiều
Hang Kiều

Khám phá Hang Chà Lòi – Hang Kiều

Quá trình vận động tạo ra một chu trình năng lượng khép kín, hài hoà và hoàn thiện đến mức không thể tách riêng lẻ một yếu tố nào trong hệ thống để xem xét mà phải nhìn nhận trong mối quan hệ thống nhất và biện chứng – mối quan hệ tiến hoá.

Trước chuyến đi này, trong tôi chỉ có những kiến thức hạn chế trong những kết quả khảo sát của những nhà khoa học đa ngành của Viện Viễn Đông Bác cổ (École française d’Extrême-Orient, viết tắt EFEO) như Paul Pelliot, Henri Maspero, Paul Demiéville, Louis Finot, George Cœdès, Henri Parmentier và cả nhà địa chất người Nga Dovjikov. Từ đó cảm nhận của tôi chỉ tập trung vào khối núi đá vôi (karst) Phong Nha – Kẻ Bàng chi phối toàn bộ diện mạo vùng núi Quảng Bình.

Trước chuyến đi này, trong đầu tôi cũng chí có ý nghĩ là thoát ra khỏi hệ đá vôi Kẻ Bàng đang là một chuỗi núi đất trung gian giữa khối núi đá Bắc Quảng Bình với hệ Bazan Quảng Trị.

Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch Quảng Bình

Hoá ra tôi nhầm.

Xe chúng tôi vượt qua Làng Ho thì cũng là lúc những quan điểm về kiến tạo, địa tầng trong tôi đã thay đổi. Hoá ra, những gì tôi học và đọc được từ các nhà địa chất, các nhà khảo cổ học, cổ nhân loại học người Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chỉ là những khảo sát bó hẹp trong vùng núi phía Bắc; họ đã bỏ quên một hình thái địa mạo khác ở phía Nam. Trong khi tôi nhìn qua cửa kính, hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bởi sự xuất hiện của các khối núi đá khổng lồ thì Giám đốc Công ty Lữ hành NetinTravel Trần Cương nói rằng: “Ở vùng núi phía Nam Quảng Bình đã có dấu hiệu cho thấy có ít nhất là 20 hang động rồi ạ! NetinTravel đang khảo sát và đưa vào khai thác 3 hang động là “Hang Đại tướng”, “Hang Vân” và “Hang Kiều” ở vùng núi kề cận Độộng Châu ạ”.

Vượt Thác Dương Cầm ở Động Châu Khe Nước Trong
Vượt Thác Dương Cầm ở Động Châu Khe Nước Trong

Tour Vượt Thác Dương Cầm

Sự ngạc nhiên không dừng lại ở đó bởi hành trình tiếp cận con suối Châu đã làm tôi ngỡ ngàng. Trong bộ đồ leo núi khá “bụi” tôi bước vào một triền dốc cheo leo (chừng 15 độ so với phương thẳng đứng) tôi bắt đầu đặt chân vào một địa hình gần như hoang sơ… Và, lạ thay, trước mặt tôi, bên phải tôi, bên trái tôi, các sườn dốc chung quanh tôi … không phải là đất, không phải là đá, không phải là sa thạch phong hoá, không thuần nhất một loai vật chất nào cả. Tôi lờ mờ cái cảm giác như nơi đây là hiện trường ngổn ngang của một toà thiên nhiên khổng lồ bị đánh sập và trộn lẫn vật chất chéo, chồng đè lên nhau.

Ai? ai đã đến đây?, người khổng lồ nào đã đến đây để đập vỡ cả một cấu trúc địa tầng khổng lồ, liền mạch mà tôi từng nhầm tưởng là núi đất để trộn lẫn cả thạch bì, địa bì vào một lớp chung, tạo nên cái bề mặt ngổn ngang này. Những viên đá đủ các hình khối và kích cỡ lổn nhổn khắp sườn dốc cứ như là có bàn tay con người tác động. Bất giác tôi nhớ câu chuyện của một chuyên gia địa chất Ba Lan trong chuyến giúp Việt Nam khảo sát địa chất ở Lạng Sơn (1974), khi nhìn thấy những viên thạch anh nhiều kích cỡ, hình khối lập phương, ngổn ngang trước một mái đá, ông đã thốt lên rằng: Đây là một di chỉ đồ đã cũ và dấu vết ghè đẽo chính là những chopper (handaxes) của người nguyên thuỷ. Hai nhà khảo cổ học hàng đầu Việt nam là Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn đã vội vàng lao lên Lạng Sơn rồi vội vàng quay về Hà Nội và giam mình trong Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi) để đọc địa chất học và thạch học,… Cuối cùng thì phát hiện ra đó là sự ghè đẽo tự nhiên của thời kỳ tạo sơn cách ngày nay trên 200 triệu năm (chính xác là 241 – 66.4 triệu năm – Giai đoạn Mesozoi- Kreta), khiến nhà địa chất “lấn sân” khảo cổ ngại ngùng và nhà khảo cổ “lấn sân” địa chất cũng được giải toả, hihi! Giới sử học chúng tôi có khi “liều” vậy đó!

Và, từ câu chuyện Lạng Sơn, tôi nghĩ ngay đến lịch sử tạo sơn của vùng đất này không giống như sự “trỗi dậy” của khối karst Kẻ Bàng phía Bắc mà là sự nâng lên và phá vỡ cấu trúc khối để thành những phiến đá to nhỏ khác nhau. Những phiến đá vỡ vụn một phần do vận động nâng hạ địa tầng, một phần do tác động nâng hạ đã làm cho các khối đá này va chạm với nhau, tạo dấu vết “không tự nhiên” có thể nhầm lẫn với các chopper như là dấu vết tác động của người nguyên thuỷ.

Thì ra, Trường Sơn Bắc là vương quốc của núi “đá vôi” với 2.000 km2 diện tích núi đá, trong đó có Phong Nha – Kẻ Bàng. Và, ngược lại Trường Sơn Nam là vương quốc của đá hoa cương hùng vĩ với sườn núi trơ trụi, đầy những phiến đá khổng lồ, tím xanh, nằm lô nhô ngổn ngang. Còn đá vôi bị vỡ vụn, ngổn ngang trên sườn dốc địa hình mà tôi nhìn thấy ở Độông Châu và toàn vùng núi phía Tây Nam Lệ Thuỷ là hình thái trung gian giữa Bắc và Nam Trường Sơn. Giới hạn cuối cùng của Karst là khối núi Ngũ Hành Sơn và từ đây cũng mở đầu cho địa tầng điển hình của đá hoa cương. Đó chính là sự vận động tạo sơn diễn ra ở kỷ Triat, thời đại Trung Sinh cách đây chừng 240 triệu đến 270 triệu năm mà Độộng Châu đóng vai trò trung gian giữa hai hình thái này vậy..

Hình thái Độộng Châu nằm trong diễn trình lịch sử đó.

Vậy, hình thái đó có gì thú vị với chúng ta? Có đấy!

Thứ nhất, nó gợi mở để chúng ta hiểu được một thời kỳ biển tiến khiến vùng đất từ Độộng Châu trở ra bờ biển hiện nay… đều chìm ngập trong biển. Tương tự, phía Bắc, từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học École française d’Extrême-Orient (EFEO) đã phát hiện các di chỉ sò điệp, dấu ấn nhuyển thể đại dương và nhiều dấu vết sinh vật biển, thậm chí dấu ngấn sóng biển để lại trên vùng Lèn Bảng và các núi đá huyện Tuyên Hoá, dấu vết của Giai đoạn Carbon – Permi (362.5 – 245 triệu năm). Tôi tin chắc, dấu vết biển tiến cũng sẽ được phát hiện trong một tương lai nào đó ở ngay khu vực phía Nam. Phát hiện được điều đó thật là thú vị bởi nó sẽ giải mã cấu trúc địa hình phía Tây Nam Quảng Bình và đặc trưng địa sinh thái nơi đây.

Thú vị Động Châu Khe Nước Trong
Thác Tóc Tiên

Thứ hai, hiểu được quá trình kiến tạo này sẽ có cơ sở giải thích vì sao có vùng đồng bằng hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ cho tới tận Nam Đồng Hới. Hoá ra nó là cấu trúc mà lịch sử địa chất gọi là “địa máng” y chang như Đà Nẵng. Đà Nẵng nằm ở phía bên của Trường Sơn Nam và tiếp giáp với phía Nam của Trường Sơn Bắc. Trường Sơn Bắc nguyên là một máng biển sâu (địa máng) tồn tại từ đầu thời đại cổ sinh, nổi lên ngay từ đầu đợt vận động tạo núi Hersini (Biển thoái Hersini). Không hiểu vì sao người ta đã nghiên cứu kiểu hình thái địa máng ở phía Bắc, phía Nam mà lại “quên” hình thái địa máng vùng này, bởi điều này sẽ giải mã bí ẩn của vùng đồng bằng hai huyện và cũng liên quan đến các giải pháp thoát lũ mà đâu đó, ai đó, kể cả một trường đại học nào đó (nghe nói vậy) đang… mò mẩm!!!

Điều thú vị thứ ba là tiếp cận địa chất, địa mạo, địa tầng sẽ cho cơ sở để hiểu địa sinh thái, bao gồm cả sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn mà tôi muốn dành để viết trong một stt khác trong loạt bài này.

Facebook mà, đâu có viết dài được và đâu có chi tiết được, nhưng cảm nhận thật thú vị của tôi sau khi lấy sức tàn của bô lão cận 80 chinh phục cấp mạo hiểm thứ Tư trong 5 cấp do Sở Du lịch Quảng Bình ấn định, tôi đã quay về an toàn để nhấm nháp hương vị ẩm thực bên cạnh các sơn nữ Vân kiều có ánh mắt thăm thẳm đại ngàn, tại “SonHomestay” nằm ngày trên tuyến đường nhánh Tây đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Hỏi ra mới biết các món sơn hào bản địa này đã có bàn tay của các chuyên gia ẩm thực của Đại học Quảng Bình do Thuygeo “cầm đầu” đạo diễn trong các chuyến đi nghiên cứu sinh kế cho đồng bào dân tộc. Một tiệc đậm chất Vân Kiều gọi là “tiệc sala” (sala nghĩa là “lá”) đã làm cho tôi … không uống cũng say.

Đau cơ, mỏi gối, chồn chân nhưng tiếng cười của sơn nữ cùng với hương vị khó tả của rau rừng, cá khe, ốc núi cùng những nụ cười đôn hậu và hoang dã như những vị cam thảo trong một thang thuốc Nam vậy. Vui và thăng hoa cảm xúc.

Độộng Châu không phải là Kẻ Bàng, cũng không phải Tú Làn, Độộng Châu cùng Kẻ Bàng và Tú Làn góp những giai điệu đa thức cho giàn hợp xướng tài nguyên Quảng Bình lên hết các cung bậc của cái đẹp.

(còn tiếp)

Comments

Ghép tour Quảng Bình

Tìm tour